Phép nhân và phép chia phân số. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số - Toán lớp 6 sách cũ

Học sinh biết và vận dụng được quy tắc nhân và chia phân số. Học sinh biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số và biết vận dụng các tính chất đó

video bài giảng Phép nhân và phép chia phân số. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Phép nhân và phép chia phân số. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

1.  Quy tắc nhân phân số

- Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau. 

$ \dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}$

-  Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc một phân số với một số nguyên), ta nhân số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu. 

$ a\dfrac{b}{c}=\dfrac{a.b}{c}.$

Ví dụ:

$\dfrac{3}{5}.\dfrac{-4}{7}=\dfrac{3.(-4)}{5.7}=\dfrac{-12}{35}$

$23.\dfrac{2}{5}=\dfrac{23.2}{5}=\dfrac{46}{5}$

2.    Các tính chất cơ bản của phép nhân phân số

•    Tính chất giao hoán:

$\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{c}{d}.\dfrac{a}{b}$

•    Tính chất kết hợp:

$\left( \dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d} \right).\dfrac{p}{q}=\dfrac{a}{b}.\left( \dfrac{c}{d}.\dfrac{p}{q} \right)$

•    Nhân với số 1:

$\dfrac{a}{b}.1=1.\dfrac{a}{b}=\dfrac{a}{b}.$

•    Nhân với số 0:

$\dfrac{a}{b}.0=0.\dfrac{a}{b}=0$

•    Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 

     $\dfrac{a}{b}.\left( \dfrac{c}{d}+\dfrac{p}{q} \right)=\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}+\dfrac{a}{b}.\dfrac{p}{q}.$

 Nhận xét:

Lũy thừa của một phân số: 

$\underbrace{\dfrac{a}{b}.\dfrac{a}{b}.....\dfrac{a}{b}}_{n}=\dfrac{{{a}^{n}}}{{{b}^{n}}}={{(\dfrac{a}{b})}^{n}}$. Với $n ∈ \mathbb{N}$  thừa số

Ví dụ: 

•    Tính chất giao hoán:

$\dfrac{21}{35}.\dfrac{-3}{2}=\dfrac{-3}{2}.\dfrac{21}{35}=\dfrac{-63}{70}$

•    Tính chất kết hợp:

$\left( \dfrac{11}{3}.\dfrac{2}{5} \right).\dfrac{-2}{11}=\dfrac{2}{5}.\left( \dfrac{11}{3}.\dfrac{-2}{11} \right)=\dfrac{2}{5}.\dfrac{-2}{3}=\dfrac{-4}{15}$

•    Nhân với số 1:

$\dfrac{152}{296}.1=1.\dfrac{152}{296}=\dfrac{152}{296}.$

•    Nhân với số 0:

$\dfrac{-5}{7}.0=0.\dfrac{-5}{7}=0$

•    Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 

     $\dfrac{6}{7}.\left( \dfrac{-5}{3}+\dfrac{7}{-5} \right) \\ =\dfrac{6}{7}.\dfrac{(-5)}{3}+\dfrac{6}{7}.\dfrac{7}{(-5)} \\=\dfrac{-10}{7}+\dfrac{6}{-5}=\dfrac{-92}{35}$

Lũy thừa của một phân số: 

  $\dfrac{3}{5}.\dfrac{3}{5}.\dfrac{3}{5}=\dfrac{{{3}^{3}}}{{{5}^{3}}}={{(\dfrac{3}{5})}^{3}}.$

Lưu ý:

Khi thực hiện phép nhân nhiều phân số, ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số để việc tính toán được thuận tiện nhất.

   3. Phép chia phân số

a. Số nghịch đảo

Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1. 

Ví dụ:  số nghịch đảo của $\dfrac{-2}{3}$$\dfrac{-3}{2}$ 

b.  Phép chia phân số

- Muốn chia một phân số hoặc một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với nghịch đảo của số chia. 

$ \dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c}=\dfrac{ad}{bc}; a:\dfrac{c}{d}=a\cdot \dfrac{d}{c}=\dfrac{ad}{c}(c\ne 0)$

- Nhận xét: Muốn chia một phân số cho một số nguyên (khác 0), ta giữ nguyên tử của phân số và nhân mẫu với số nguyên. 

 $\dfrac{a}{b}:c=\dfrac{a}{bc}(c\ne 0)$

Ví dụ:

$\dfrac{25}{3}:\dfrac{-5}{2}=\dfrac{25}{3}.\dfrac{-2}{5}=\dfrac{25.(-2)}{3.5}=-\dfrac{10}{3} \\ (-56):\dfrac{-16}{9} =(-56)\cdot \dfrac{-9}{16}=\dfrac{(-56)(-9)}{16}=\dfrac{63}{2}$