Phép trừ hai số nguyên - Toán lớp 6 sách cũ

Hiểu phép trừ trong Z. Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên

video bài giảng Phép trừ hai số nguyên Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Phép trừ hai số nguyên

1. Quy tắc

Muốn trừ số nguyên a  cho số nguyên b , ta cộng  a với số đối của b: a - b = a + (- b)

Ví dụ:

23 – 45 = 23 + (-45) = - (45 – 23) = -22

2. Các dạng toán thường gặp.

Dạng 1: Trừ hai số nguyên

Phương pháp:

Áp dụng công thức a - b = a + (-b)

Ví dụ: 3 - 5 = 3 + (-5) = -2

Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên

Phương pháp:

Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi áp dụng quy tắc cộng các số nguyên.

Ví dụ:

9 - 4 + 5 - 6 + 3 

= 9 + (-4) + 5 + (-6) + 3 

= (9 + 5 + 3) + ((-4) + (-6))

= 17 + (-10)

= 7

Dạng 3: Tìm một trong hai số hạng khi biết tổng hoặc hiệu và số bị trừ (hoặc số trừ).

Phương pháp:

Sử dụng mối quan hệ giữa các số hạng với tổng hoặc hiệu.

- Một số hạng bằng tổng trừ số hạng kia

Ví dụ:

(-5) + x = 9

          x = 9 - (-5)

          x = 9 + (-(-5))

          x = 9 + 5

          x = 14

- Số bị trừ bằng hiệu cộng số trừ

Ví dụ:

x - 15 = -13

x        = -13 + 15

x        = 2

- Số trừ bằng số bị trừ trừ hiệu

Ví dụ:

(-8) - x = (-5)

        x = (-8) - (-5)

        x = (-8) + (-(-5))

        x = (-8) + 5

        x = -3

Dạng 4: Tìm số dối của một số cho trước

Phương pháp:

Áp dụng: Số đối của a là (-a)

Ví dụ:

Số đối của -(-2)-(-(-2)) = -2

Dạng 5: Bài toán liên quan đến phép trừ số nguyên.

Phương pháp:

Căn cứ vào yêu cầu của đề bài suy luận để dẫn đến phép trừ hai số nguyên