Phép trừ và phép chia - Toán lớp 6 sách cũ

Học sinh hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ, một phép chia là số tự nhiên. Học sinh nắm được mỗi quan hệ giữa các số trong phép trừ và phép chia hết, phép chia có dư

video bài giảng Phép trừ và phép chia Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Phép trừ và phép chia

1. Phép trừ hai số tự nhiên.

Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x.

Trong phép trừ a – b = x

a: Số bị trừ

b: Số trừ

x : Hiệu

-    Điều kiện thực hiện phép trừ các số tự nhiên là số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ.

Ta có thể tìm được hiệu nhờ tia số.

Ví dụ:


\n<title></title> \n<title></title>

Hình trên cho thấy phép trừ 6 - 3 = 3

2. Phép chia hết và phép chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó $b \neq 0$, nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a : b = x

Người ta dùng dấu ":" để chỉ phép chia

        a            :            b       =         x

(Số bị chia)    :    (Số chia)  =  Thương

Tổng quát:

Cho hai số tự nhiên a và b trong đó $b \neq 0$, ta luôn tìm được số  tự nhiên q và r duy nhất sao cho:

a = b . q + r trong đó  $0 \leq r \leq b$

Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.

Nếu  $r \neq$ 0 thì ta có phép chia có dư.

Ví dụ:

Trong phép chia 18 : 4 được thương là 4, dư là r = 2

Trong phép chia 15 : 5 thì thương là 3, dư là r = 0

*Lưu ý: 

- Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.

- Số chia bao giờ cũng khác 0

- Tính chất phân phối của phép chia đối với phép trừ

ab - ac = a . (b - c)