Quy tắc dấu ngoặc - Toán lớp 6 sách cũ

Hiểu và biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc. Biết khái niệm tổng đại số.

video bài giảng Quy tắc dấu ngoặc Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Quy tắc dấu ngoặc

1. Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ - ”  đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “ - ” và dấu “ - ” thành dấu “+”.

               a - (b - c) = a - b + c

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. 

              a + (b - c) = a + b - c

Ví dụ: Tính nhanh biểu thức sau: 28 + [234 - (28 + 234)]

Ta có: 28 + [234 - (28 + 234)] = 28 + [234- 324 - 28] = 28 - 28 = 0

2. Tổng đại số 

Trong một tổng đại số, ta có thể:

- Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.

Chẳng hạn: a - b - c = -b + a - c = -b - c + a

- Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý nếu trước ngoặc là dấu “ - ”  thì phải đổi dấu tất cả số hạng trong ngoặc.

Chẳng hạn: a - b - c = a - (b + c) = (a - b) - c

Ví dụ:

289 - 160 - 89 = 289 - 89 - 160 = 200 - 160 = 40

283 - 65 - 35 = 283 - (65 + 35) = 283 - 100 = 183

3. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tổng đại số

Phương pháp:

Thay đổi vị trí số hạng và bỏ dấu ngoặc một cách thích hợp rồi tính.

Ví dụ: Tính 138 + (45 - 38) + 55

138 + (45 - 38) + 55

= 138 + 45 - 38 + 55

= (138 - 38) + (45 + 55)

= 100 + 100

= 200

Dạng 2: Áp dụng quy tắc dấu ngoặc để đơn giản biểu thức.

Phương pháp:

Bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính

Ví dụ: Đơn giản biểu thức a - (b - c) + c - a + (c - d) - b

a - (b - c) + c - a + (c - d) - b

= a - b + c + c - a + c - d - b

= (a - a) - (b + b) + (c + c + c) - d

= -2b + 3c - d