Thứ tự thực hiện các phép tính - Toán lớp 6 sách cũ

Học sinh nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện các phép tính. Biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức

video bài giảng Thứ tự thực hiện các phép tính Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Thứ tự thực hiện các phép tính

1. Nhắc lại về biểu thức.

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức

* Lưu ý:

+ Một số cũng được coi là một biểu thức.

+ Trong một biểu thức có thể có chứa các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

Ví dụ:

25 - 15 + 38 + $2^2$ là một biểu thức

18 - 42 là một biểu thức

9 là một biểu thức

(425 - 15) + 3 . (48 + 102) là một biểu thức.

2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

2.1 Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc.

- Nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

2.2 Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc.

Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc: Ngoặc tròn (), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { } ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.