Tia - Toán lớp 6 sách cũ

Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau. Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, biết vẽ tia, biết phân loại hai tia chung gốc

video bài giảng Tia Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Tia

1. Tia

Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
Lưu ý: Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hay viết) tên gốc trước.

Ví dụ:

\n<title></title> \n<title></title>

Tia Ox

2. Hai tia đối nhau

Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.

Nhận xét: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.

Ví dụ:

\n<title></title> \n<title></title>

Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau. 

3. Hai tia trùng nhau

Hai tia trùng nhau có cùng gốc và có một điểm chung khác gốc.

Ví dụ:

\n<title></title> \n<title></title>

Điểm A thuộc tia OB thì hai tia OB và OA trùng nhau

Chú ý: Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.

4. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết hai tia trùng nhau, đối nhau, phân biệt

Phương pháp: Áp dụng các kiến thức

+ Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.

+  Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.

+ Hai tia trùng nhau có cùng gốc và có một điểm chung khác gốc.

Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.

Dạng 2: Nhận biết điểm nằm giữa hai điểm còn lại

+ Sử dụng nhận xét: Nếu hai tia OA và OB đối nhau thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B