Đại lượng tỉ lệ thuận. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. - Toán lớp 7 - Sách cũ

Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không. Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

video bài giảng Đại lượng tỉ lệ thuận – Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết. Đại lượng tỉ lệ thuận, một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.

1. Định nghĩa đại lượng tỷ lệ thuận


   + Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
   + Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỷ lệ k (khác 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ $\frac{1}{k}$ và ta nói hai đại lượng đó tỷ lệ thuận với nhau.
Ví dụ: Nếu y = 5x thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 5, hay x tỉ lệ thuận với y theo hệ số $\frac{1}{5}$

2. Tính chất


Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
   + Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi: $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{y_{3}}{x_{3}}=...=\frac{y_{n}}{x_{n}}=k$
   + Tỉ số hai giá trị bất kì của hai đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia: $\frac{x_{1}}{x_{2}}=\frac{y_{1}}{y_{2}};\frac{x_{1}}{x_{3}}=\frac{y_{1}}{x_{3}};...;\frac{x_{m}}{x_{n}}=\frac{y_{m}}{y_{n}}$