Đơn thức. Đơn thức đồng dạng - Toán lớp 7 - Sách cũ

Học sinh hiểu được thế nào là đơn thức. Biết cách tìm bậc của đơn thức. Biết cách thu gọn đơn thức. Chỉ ra được phần hệ số và phần biến của đơn thức. Học sinh nắm được kiến thức thế nào là đơn thức đồng dạng. Biết cách tìm bậc của đơn thức.

video bài giảng Đơn thức. Đơn thức đồng dạng Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý Thuyết - Đơn thức. Đơn thức đồng dạng

1. Đơn thức

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
 VD: -5; 2xy; -x là các đơn thức. VD: -2x+4xy không là đơn thưc
Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không

2. Đơn thức thu gọn

Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Số nói trên gọi là hệ số, phần còn lại gọi là biến của đơn thức thu gọn.
VD: Các đơn thức x, -y, 3x2y, 10xy5 là những đơn thức thu gọn, có hệ số lần lượt là 1, -1, 3, 10 và có phần biến lần lượt là x, y, x2y, xy5.
Chú ý:
   + Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn.
   + Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần. Thông thường, khi viết các đơn thức thu gọn ta viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.

 3. Bậc của một đơn thức

 • Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
   • Số thực khác 0 là đơn thức bậc không.
   • Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
VD: Đơn thức -2x4 y có bậc là 5

 4. Nhân hai đơn thức

Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau
Ví dụ: -5xy. -xy= (-5.-1).(x.x).(y.y) = 5xy3

Phần hệ số là: 5
Phần biến là :xy3
Bậc là: 7
Chú ý: Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn.

5. Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.
Ví dụ: Các đơn thức xy; -4xy; 3xy2  là các đơn thức đồng dạng.
Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng. Ví dụ: 6; -8; 68 là các đơn thức đồng dạng.


6. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng


Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Ví dụ: Tính 5xy2+ 10xy2 + xy2 - 12xy2
Ta có: 5xy2+ 10xy2 + xy2 - 12xy2 = (5 + 10 + 1 - 12)xy2 = 4xy2