Làm tròn số. Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai - Toán lớp 7 - Sách cũ

Các quy ước làm tròn số. Khái niệm về số vô tỉ, căn bậc hai của một số không âm.

video bài giảng Làm tròn số. Số vô tỉ. Khái niệm căn bậc hai Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết. Làm tròn số. Số vô tỉ. khai niệm căn bậc hai.

1. Quy ước làm tròn số


   + Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng chữ số 0.
   + Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng chữ số 0.
 Ví dụ
   + Ta có 84,146 ≈ 84,1 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
   + Ta có 542 ≈ 540 (làm tròn đến chữ số hàng chục)
   + Ta có 0,0868 ≈ 0,09 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
   + Ta có 1586 ≈ 1600 (làm tròn đến chữ số hàng trăm)

2. Số vô tỉ


   + Số vô tỉ là số được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
   + Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.
Ví dụ:
   + π = 3,141592653 là số vô tỉ
   + 2,1683986 là số vô tỉ.


3. Khái niệm về căn bậc hai


Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x=a
Chú ý:
• Nếu a > 0 thì a có hai căn bậc hai là hai số đối nhau, số dương kí hiệu là $\sqrt{a}$ , số âm kí hiệu là $-\sqrt{a}$.
• Số 0 có đúng một căn bậc hai là 0.
• Số âm không có căn bậc hai.
Ví dụ:
   + Số 16 có hai căn bậc hai là 4 và -4 vì: 42 = 16; (-4)2 = 16
   + Số 64 có hai căn bậc hai là $\sqrt{64}=8$ và $-\sqrt{64}=-8$
   + Số 5 có hai căn bậc hai là $\sqrt{5}$ và $-\sqrt{5}$