Kiểm tra các kiến thức đã học trong kì 1
Để cộng trừ hai số hữu tỉ x và y, ta làm như sau:
• Viết x,y dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương (quy đồng mẫu số dương)
• Thực hiện phép cộng trừ (cộng, trừ tử và giữ nguyên mẫu)
Chú ý:
+ Rút gọn các phân thức trước khi tính.
+ Trong tập hợp Q, phép cộng cũng có tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với số 0 như trong tập hợp Z.
+ Mỗi số hữu tỉ x đều có một số đối, kí hiệu là -x, sao cho: x + (-x) = 0
+ Số đối $\frac{a}{b} là -\frac{a}{b}$
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
Với x, y, z, t ∈ Q, ta có: x + y = z - t ⇒ x + t = z - y.
Tích của hai số hữu tỉ $x=\frac{a}{b};y=\frac{c}{d}$ được xác định như sau:
$x.y=\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}$ với $b,d\neq0$
Chú ý:
+ Thu gọn kết quả trong quá trình tính nhân.
+ Khi nhân nhiều số hữu tỉ thì kết quả:mang dấu "+" nếu thừa số âm chẵn, mang dấu "-" nếu thừa số âm lẻ.
Với hai số $x=\frac{a}{b};y=\frac{c}{d}$ ( $y\neq0$ )
ta có: $x:y=\frac{a}{b}:\frac{c}{d}=\frac{a}{b}.\frac{d}{c}=\frac{a.d}{b.c}$
Chú ý:
+ Mỗi số hữu tỷ y ≠ 0 đều có một số nghịch đảo là $\frac{1}{y}$ . Số nghịch đảo của $\frac{a}{b}$ là $\frac{b}{a}$ (với a,b ≠ 0)
+ Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y ≠ 0 gọi là tỉ số của hai số x và y, kí hiệu là $\frac{x}{y}$ hoặc x:y.
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x được kí hiệu là |x|, là khoảng cách từ điểm x tới điểm O trên trục số.
+ Nếu x > 0 thì |x| = x.
+ Nếu x = 0 thì |x| = 0.
+ Nếu x < 0 thì |x| = -x.
Từ định nghĩa trên ta có thể viết như sau:$\mid x\mid=\begin{cases}x & nếu & x \geq 0\\-x & nếu &x < 0\end{cases}$
Chú ý: Với mọi x ∈ Q ta luôn có |x| ≥ 0, |x| = |-x|, |x| > x.
+ Để cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc các phép tính đã biết về phân số.
+ Khi chia số thập phân x cho số thập phân y (y ≠ 0), ta áp dụng quy tắc: Thương của hai số thập phân x và y là thương của |x| và |y| với dấu "+" đằng trước nếu x,y cùng dấu, với dấu "-" nếu x,y trái dấu.
Lũy thừa bậc n của một số hữu tỷ x, kí hiệu là xn, là tích của n thừa số x (n là số tự nhiên lớn hơn 1).
Với x ∈ Q, n ∈ N, n > 1 ta có: $x^{n}=\underbrace{x.x...x}$ ( n thừa số $x$ )
Quy ước: $x^{1}=x $ với $x\in Q; x^{0}=1$ với $x\neq 0$
- Tích hai lũy thừa cùng cơ số: $x^{m}.x^{n}=x^{m+n} (x\in Q;m,n\in N)$
- Thương hai lũy thừa cùng cơ số: $x^{m}.x^{n}=x^{m+n} (x\in Q;m,n\in N; m\geq n)$
- Lũy thừa của lũy thừa: $(x^{m})^{n}=x^{m.n}(x\in Q; m,n\in N )$
- Lũy thừa của một tích:$(x.y)^{n}=x^n.y^n (x,y\in Q; n\in N )$
- Lũy thừa của một thương: $(\frac{x}{y})^{n}=\frac{x^{n}}{y^{n}}$$(x,y\in Q; n\in N )$
- Lũy thừa số mũ nguyên âm: $x^{-n}=\frac{1}{x^{n}}$ với $(x\in Q, x\neq 0; n\in N^{*})$
Tính chất 1 : (tính chất cơ bản của tỉ lệ thức)
Nếu $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ thì ad = bc
Tính chất 2:
Nếu ad = bc và a, b, c, d ≠ 0 thì ta có các tỉ lệ thức sau:
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$; $\frac{a}{c}=\frac{b}{d}$; $\frac{b}{a}=\frac{d}{c}$; $\frac{d}{b}=\frac{c}{a}$
Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\Rightarrow\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b+d}=\frac{a-c}{b-d}(b\neq d; b\neq -d )$
Mở rộng:
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}\Rightarrow\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f}=\frac{a-c+e}{b-d+f}$
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{na+mc+pe}{nb+md+pf}$
( Giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)
Chú ý:
Khi nói các số x, y, z tỉ lệ với các số a, b, c tức là:
$\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{d}$ hoặc x: y: z = a: b: c
Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 =a
Chú ý:
• Nếu a > 0 thì a có hai căn bậc hai là hai số đối nhau, số dương kí hiệu là $\sqrt{a}$ , số âm kí hiệu là $-\sqrt{a}$.
• Số 0 có đúng một căn bậc hai là 0.
• Số âm không có căn bậc hai.
+ Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
+ Tập hợp các số thực được kí hiệu là R.
+ x ∈ R: x là một số thực
+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
+ Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỷ lệ k (khác 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ $\frac{1}{k}$ và ta nói hai đại lượng đó tỷ lệ thuận với nhau.
Ví dụ: Nếu y = 5x thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 5, hay x tỉ lệ thuận với y theo hệ số $\frac{1}{5}$
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
+ Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi: $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{y_{3}}{x_{3}}=...=\frac{y_{n}}{x_{n}}=k$
+ Tỉ số hai giá trị bất kì của hai đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia: $\frac{x_{1}}{x_{2}}=\frac{y_{1}}{y_{2}};\frac{x_{1}}{x_{3}}=\frac{y_{1}}{x_{3}};...;\frac{x_{m}}{x_{n}}=\frac{y_{m}}{y_{n}}$
+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức $y=\frac{a}{x}$ hay xy = a ( với a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
+ Khi đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau
Ví dụ: Nếu $y=\frac{-6}{x}$ thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỷ lệ là -6
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:
+ Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi: x1.y1=x2.y2=...=xn.yn=a
+ Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỷ số hai giá trị truong ứng của đại lượng kia: $\frac{x_{1}}{x_{2}}=\frac{y_{2}}{y_{1}};\frac{x_{1}}{x_{3}}=\frac{y_{3}}{y_{1}};...$
Nếu đại lượng x phụ thuộc vào đại lượng y sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số x và x gọi là biến số.
Nhận xét: Nếu đại lượng y là hàm số của đại lượng x thì mỗi giá trị của đại lượng x đều có một giá trị tương ứng duy nhất của đại lượng y( hay mỗi giá trị của x không thể có hơn một giá trị tương ứng của đại lượng y)
Chú ý:
+ Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm bằng
+ Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức,…
+ Khi y là hàm số của x ta có thể viết: y = f(x); y = g(x);...
Ví dụ:
Có các hàm số như sau: y f(x) = 2x; y g(x) = -x -3;$y = f(x) = \frac{-2}{3}x +2$;...
+ Mặt phẳng tọa độ Oxy (mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy) được xác định bởi hai trục số vuong góc với nhau: trục hoành Ox và trục tung Oy; điểm O là gốc tọa độ
+ Hai trục tọa độ chia mặt phẳng tọa độ thành bốn góc phần tư I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ.
+ Một điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại mỗi cặp số (x0; y0) xác định một điểm
+ Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ, y0 là tung độ của điểm M
+ Điểm M có tọa độ (x0; y0) kí hiệu là M (x0; y0).
+ Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng tọa độ
+ Một điểm H thuộc đồ thị của hàm số y = f(x) thì có tọa độ thỏa mãn đẳng thức y = f(x) và ngược lại
+ Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
+ Cách vẽ: Vẽ đường thẳng đi qua điểm O(0;0) và A(1;a)
Ví dụ: Đồ thi hàm số y = 2x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và điểm A(1;2)