Hình bình hành - Toán lớp 8

Học sinh trình bày được các định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Vận dụng vào các bài toán chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

video bài giảng Hình bình hành Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết hình bình hành

1. Định nghĩa

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song

Tứ giác ABCD là hình bình hành ⇔$\begin{cases}AB//CD\\AD//BC\end{cases}$

\n<title></title> \n<title></title> A B C D

Chú ý đặc biệt: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)

2. Tính chất hình bình hành

Định lí: Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau.

+ Các góc đối bằng nhau.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh BE = DF và $\widehat{ABE} =\widehat{ CDF}$.

Giải

\n<title></title> \n<title></title> A B C D E F

Xét tứ giác BEDF có $\begin{cases}DE//BF\\DE=BF=\frac{1}{2}AD=\frac{1}{2}BC (AD=BC)\end{cases}$

⇒ BEDF là hình bình hành

⇒ BE = DF (hai cạnh đối song song và bằng nhau)

Ta có: ABCD là hình bình hành nên $\widehat{BAD} =\widehat{ BCD}$       ( 1 )

BEDF là hình bình hành nên $\widehat{BED} = \widehat{DFB}$      ( 2 )

Mà $\begin{cases}\widehat{DEB}+\widehat{AEB}=180^0\\\widehat{DFB}+\widehat{DFC}=180^0\end{cases}$       (3)

Từ ( 2 ) và ( 3 ) $⇒ \widehat{AEB}= \widehat{DFC}$     ( 4 )

Xét Δ ABE có $\widehat{BAE} + \widehat{AEB} +\widehat{ ABE} = 180^0$      (5)

Xét Δ DFC có $\widehat{DFC} + \widehat{FCD} + \widehat{FDC} = 180^0 $     (5)

Từ ( 1 ), ( 4 ), ( 5 ) ⇒ $\widehat{ABE} =\widehat{ CDF}$ (đpcm).