Kiểm tra học kì II - Lớp 8 - Toán lớp 8

Kiểm tra đánh giá học sinh về kiến thức đã học ở học kỳ II gồm cả đại số và hình học. Phần kiến thức đại số gồm: Phương trình bậc nhất một ẩn và bất phương trình bậc nhất một ẩn. Phần hình học gồm hai chương: Tam giác đồng dạng và hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Đề kiểm tra học kì 2 toán 8

Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Cho hai phương trình : $x(x - 1)$ (I) và $3x - 3 = 0$(II)

A/ (I)tương đương (II)

B/ (I) là hệ quả của phương trình (II)

C/ (II) là hệ quả của phương trình (I)

D/ Cả ba đều sai

Câu 2: Cho biết $2x - 4 = 0.$Tính $3x - 4 $ bằng:

A/ 0                 B/ 2                 C/ 17                    D/ 11
Câu 3: Để biểu thức $(3x + 4) - x$ không âm giá trị của $x$ phải là :

A/ $x ≥ -2   $          B/ $-x ≥ 2  $               C/ $x ≥ 4 $                D/ $x ≤ -4$
Câu 4: ΔABC đồng dạng với Δ DEF theo tỉ số đồng dạng k1 ;ΔDEF đồng dạng với ΔGHK theo tỉ số đồng dạng k2 . ΔABC đồng dạng với Δ GHK theo tỉ số :

A/  $ \frac{k1}{k2}$             B/ k1 + k2          C/ k1 - k2             D/ k1 .k2

Câu 5: Trong các phương trình sau; phương trình nào là bậc nhất một ẩn?

A/ $x – 5 = x + 3  $                 B/ $ax + b = 0$

C/ $(x - 2)( x + 4) = 0  $        D/ $2x + 1 = 4x + 3$

Câu 6: Phương trình :$ x^2 =-9$ có nghiệm là :

A/ Một nghiệm $x = 3 $                            B/ Một nghiệm $x = -3$

C/ Có hai nghiệm : $x = -3; x = 3 $      D/ Vô nghiệm
Câu 7: Bất phương trình $\frac{15x-2}{4}>1+3x$ có nghiệm là :

A/ $x < 1 $             B/ $x < 2 $              C/ $x > 2$              D/ KQ khác

Câu 8: Cho các đoạn thẳng AB=8cm ;CD = 6cm ; MN = 12mm. PQ = x. Tìm x để AB và CD tỉ lệ với MN;PQ

A/ x = 9 cm       B/ x = 0,9cm       C/ x = 18 cm       D/ Cả ba đều sai

Phần tự luận (8 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Giải phương trình và bất phương trình sau:

a) $|3x| = x + 6$

b) $\frac{x+2}{x-2}-\frac{1}{x}=\frac{2}{x(x-2)}$

c) $(x + 1)(2x – 2) – 3 > –5x – (2x + 1)(3 – x)$

Bài 2: (2 điểm) Hai người cùng làm chung một công việc hết 12 ngày. Năng suất trong một ngày của người thứ hai bằng 2/3 năng suất người thứ nhất. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi người phải làm trong bao lâu mới xong công việc ?

Bài 3: ( 3,5đ ) :Cho tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao. Vẽ HD ⊥ AB ( D ∈ AB ). HE ⊥ AC ( E ∈ AC ). AB = 12cm, AC = 16 cm

a) Chứng minh : $ΔHAC ∼ ΔABC$

b) Chứng minh : $AH^2 = AD.AB$

c) Chứng minh : $AD.AB = AE.AC.$

d) Tính $\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}$

Bài 4: (0,5 điểm) Cho a > 0 và b > 0. Chứng minh rằng:

                     $(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})(a+b)\geq4$

 

                       Đáp án và Hướng dẫn giải

Phần trắc nghiệm (2 điểm) 


1. C                   2. B                  3.A               4.D
5.D                    6.D                   7.C              8.B

Phần tự luận (8 điểm)

Bài 1

a) $|3x| = x + 6$ (1)

Ta có $|3x| = 3x$ khi $x ≥ 0 $ và $|3x| = -3x$ khi $x < 0$

Vậy để giải phương trình (1) ta quy về giải hai phương trình sau:

+ ) Phương trình $3x = x + 6$ với điều kiện $x ≥ 0$

Ta có: $3x = x + 6 ⇔ 2x = 6 ⇔ x = 3$ (TMĐK)

Do đó $x = 3$ là nghiệm của phương trình (1).

+ ) Phương trình $-3x = x + 6$ với điều kiện $x < 0$

Ta có $-3x = x + 6 ⇔ -4x + 6 ⇔ x = -\frac{3}{2}$ (TMĐK)

Do đó $x = -\frac{3}{2}$ là nghiệm của phương trình (1).

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho S = {$3; -\frac{3}{2}$}.

b) $\frac{x+2}{x-2}-\frac{1}{x}=\frac{2}{x(x-2)}$
ĐKXĐ: $x ≠ 0, x ≠ 2$

Quy đồng mẫu hai vễ của phương trình, ta được:

$\frac{(x+2)x}{(x-2)x}-\frac{1(x-2)}{x(x-2)}=\frac{2}{x(x-2)}$

$(x+2)x-(x-2)=2$

$x^2+2x-x+2=2$$x^2+x=0$

$x(x+1)=0$

$x=0$ hoặc $x +1=0$

$x = 0$ (loại) hoặc $x =-1$(TMĐK)

    Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-1}

c) $(x + 1)(2x – 2) – 3 > –5x – (2x + 1)(3 – x)$

$⇔ 2x^2 – 2x + 2x – 2 – 3 > –5x – (6x – 2x^2 + 3 – x)$

$⇔ 2x^2 – 5 ≥ –5x – 6x + 2x^2 – 3 + x$

$⇔ 10x ≥ 2 ⇔ x ≥ \frac{1}{5}$

Tập nghiệm: S = {$x | x ≥ \frac{1}{5}$}.

Bài 2

Gọi $x$ là số ngày để người thứ nhất làm một mình xong công việc ($x ∈ N^*$)

Một ngày người thứ nhất làm được $\frac{1}{x}$ công việc

Một ngày người thứ hai làm được $\frac{2}{3}.\frac{1}{x}=\frac{2}{3x}$ công việc

Một ngày cả hai người làm được $\frac{1}{x}+\frac{2}{3x}$


Hai người làm chung thì xong công việc trong 12 ngày nên một ngày cả 2 người làm được $\frac{1}{2}$ công việc

Do đó, ta có phương trình: $\frac{1}{x}+\frac{2}{3x}=\frac{1}{12}$

                     $⇔\frac{12}{12x}+\frac{8}{12x}=\frac{x}{12x}$  
                      $⇔ 12 + 8 = x ⇔ x = 20$ (nhận)

Trả lời: Người thứ nhất làm trong 20 ngày; người thứ hai làm trong 30 ngày.

Bài 3

 

a) Xét ΔHAC và ΔABC có:               \n<title></title> \n<title></title> A B C D E H

       $\widehat{ACH}$ là góc chung

 $\widehat{BAC}= \widehat{AHC} = 90^o$

 $⇒ ΔHAC ∼ ΔABC$ (g.g)

b) Xét ΔHAD và ΔBAH có:

        $\widehat{DAH}$ là góc chung

       $\widehat{ADH}= \widehat{AHB} = 90^o$

       $⇒ ΔHAD ∼ ΔBAH$ (g.g)

$⇒\frac{AH}{AB}=\frac{AD}{AH}⇒AH^2=AB.AD$

c) Tứ giác ADHE có 3 góc vuông ⇒ ADHE là hình chữ nhật.

$⇒ ΔADH= ΔAEH ( c.c.c) ⇒ \widehat{DHA}= \widehat{DEA}$

Mặt khác: $ΔHAD ∼ ΔBAH ⇒ \widehat{DHA}= \widehat{BAH}$

$\widehat{DEA}= \widehat{BAH}$

Xét ΔEAD và ΔBAC có:

$\widehat{DEA}= \widehat{BAH}$

  $\widehat{DAE }$ là góc chung

  $ΔEAD ∼ ΔBAC$ (g.g)

$⇒\frac{EA}{BA}=\frac{AD}{AC}⇒AD.AB=AE.AC$

d) Ta có: $ΔEAD ∼ ΔBAC$

  $\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=(\frac{AD}{AC})^2$

ΔABC vuông tại A, theo định lí Pytago: $BC= \sqrt{AB^2+AC^2} = \sqrt{12^2+16^2} =20$

Mặt khác ta có $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC=\frac{1}{2}AH.BC$

                          $\Rightarrow AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{12.16}{20}=\frac{48}{5}$
Theo b, ta có: $AH^2=AB.AD\Rightarrow AD=\frac{AH^2}{AB}=\frac{(\frac{48}{5})^2}{12}=\frac{192}{25}$

     $\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=(\frac{AD}{AC})^2=(\frac{\frac{192}{25}}{16})^2$

Bài 4 

      $(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})(a+b)\geq4$

    $\Leftrightarrow 1+\frac{b}{a}+\frac{a}{b}+1\geq4$

     $\Leftrightarrow\frac{b^2+a^2}{ab}\geq2$

Vì $a>0$ và $b>0$ $\Rightarrow ab>0$

Vậy $\Leftrightarrow\frac{b^2+a^2}{ab}\geq2\Leftrightarrow b^2+a^2\geq2ab$

     $\Leftrightarrow(a-b)^2\geq0$ (luôn đúng)

Vậy bất đẳng thức được chứng minh.