Phân thức đại số, tính chất và rút gọn phân thức đại số - Toán lớp 8

Học sinh hiểu rõ khái niệm phân thức đại số. Học sinh hiểu rõ khái niệm hai phân thức bằng nhau, nắm vững tính chất cơ bản phân thức. Học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức, -HS hiểu rõ được qui tắc đổi dấu, suy ra được từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng tốt qui tắc này.Học sinh bước đầu nhận biết được những trường hợp cần đổi dấu và biết cách đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung của tử và mẫu.

video bài giảng Phân thức đại số, tính chất và rút gọn phân thức đại số Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết phân thức đại số, tính chất và rút gọn phân thức đại số

1. Định nghĩa phân thức đại số

Phân thức đại số (phân thức) là một biếu thức có dạng $\frac{A}{B}$ trong đó A, B là những đa thức B ≠ 0, A là tử thức, B là mẫu thức.

Đặc biệt: Mỗi đa thức cúng được coi như một phân thức với mấu thức bằng 1.

2. Hai phân thức bằng nhau

Hai phân thức $\frac{A}{B}$ và $\frac{C}{D}$ được gọi là bằng nhau nếu A.D= B.C

Ta viết $\frac{A}{B}=\frac{C}{D} \Leftrightarrow A.D=B.C$

3. Tính chất

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.                                                                                                  
                       $\frac{A}{B}=\frac{A.M}{B.M}$, (M là đa thức khác 0)

- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

                    $\frac{A}{B}=\frac{A:N}{B:N}$, (N la đa thức khác 0)

4. Quy tắc đổi dấu

Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho.

                    $\frac{A}{B}=\frac{-A}{-B}$

5. Rút gọn phân thức đại số

a) quy tắc:

Muốn rút gọn một phân thức đại số ta phải:

- Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung

- Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Ví dụ: $\frac{20x^2-45}{(2x-3)^2}=\frac{5(4x^2-9)}{(2x-3)^2}=\frac{5(2x-3)(2x+3)}{(2x-3)^2}=\frac{5(2x+3)}{2x-3}$

b) Chú ý:

Có khi cần đổi dấu tử hoặc mẫu thức để xuất hiện nhân tử chung.