Phương trình bậc hai một ẩn - Toán lớp 9

Học sinh nắm được định nghĩa phương trình bậc hai, đặc biệt luôn nhớ rằng a khác 0. Học sinh nắm vững công thức nghiệm, công thức nghiệm thu gọn, nhớ kĩ điều kiện khi nào phương trình vô nghiệm, có nghiệm kép, có hai nghiệm phân biệt. Học sinh vận dụng thành thạo công thức nghiệm của phương trình bậc hai để giải.

video bài giảng Phương trình bậc hai một ẩn (phần 1) Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết - Phương trình bậc hai một ẩn

1. Phương trình bậc hai

a. Định nghĩa
- Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng $ax^2+bx+c=0 $           (1), trong đó x là ẩn số, a, b, c là những số cho trước và a ≠ 0

b. Ví dụ

$x^2-3x+5=0 $        là một phương trình bậc hai với các hệ số a = 1; b = -3; c = 5

$2x^2-7x=0 $        là một phương trình bậc hai với các hệ số a = 2; b = -7; c = 0

$-3x^2+15=0$       là một phương trình bậc hai với các hệ số a = -3; b = 0; c = 15

2. Công thức nghiệm

2.1. Công thức nghiệm

Đối với phương trình $ax^2+bx+c=0$        (a ≠ 0) và biệt thức    $\triangle=b^2-4ac$

- Nếu ∆ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt   $x_1,_2=\frac{-b\pm\sqrt{\triangle}}{2a}$ 

- Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép   $x_1=x_2=\frac{-b}{2a}$

- Nếu ∆ > 0 thì phương trình vô nghiệm

2.2. Ví dụ

Giải phương trình

a)  $2x^2+3x-5=0$

b) $x^2-2x+1=0$

c) $x^2-x+1=0$

Giải:

a)  $2x^2+3x-5=0$             (1)

$(a=2;b=3;c=-5)$

Ta có: $\triangle=b^2-4ac=3^2-4.2.(-5)=49>0$

Khi đó phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt

$\left[ \begin{array}{I}x_1=\frac{-b-\sqrt{\triangle}}{2a}=\frac{-3-\sqrt{49}}{2.2}=-\frac{5}{2}\\x_2=\frac{-b+\sqrt{\triangle}}{2a}=\frac{-3+\sqrt{49}}{2.2}=1\end{array}\right.$

Vậy phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là $x_1=-\frac{5}{2};x_2=1$

b) $x^2-2x+1=0$                  (2)

(a=1;b=-2;c=1)

Ta có: $\triangle=b^2-4ac=(-2)^2-4.1.1=0$

Khi đó phương trình (2) có nghiệm kép    $x_1=x_2=-\frac{b}{2a}=\frac{2}{2}=1$

Vậy phương trình (2) có nghiệm x = 1

c) $x^2-x+1=0$                        (3)

$(a=1;b=-1;c=1)$

Ta có: $\triangle=b^2-4ac=(-1)^2-4.1.1=-3<0$

Vậy phương trình (3) vô nghiệm

2.2. Công thức nghiệm thu gọn

Đối với phương trình  $ax^2+bx+c=0$         (a ≠ 0); b = 2b'  và biệt thức $\triangle’=b’^2-ac$

- Nếu ∆' > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1,_2=\frac{-b’\pm\sqrt{\triangle’}}{a}$

- Nếu ∆' = 0 thì phương trình có nghiệm kép      $x_1=x_2=\frac{-b’}{a}$

- Nếu ∆' < 0 thì phương trình vô nghiệm

Chú ý: Nếu a và c trái dấu thì phương trình  $ax^2+bx+c=0$        (a ≠ 0) luôn có hai nghiệm phân biệt

Ví dụ. Giải phương trình 

a) $x^2-4x-5=0$                       (1)

$(a=1;b=-4; b’=-2;c=-5)$

Ta có: $\triangle’=b’^2-ac=(-2)^2-1.(-5)=9>0$

Khi đó phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt

$\left[ \begin{array}{I}x_1=\frac{-b’-\sqrt{\triangle’}}{a}=\frac{2-\sqrt{9}}{1}=-1\\x_2=\frac{-b’+\sqrt{\triangle’}}{a}=\frac{2+\sqrt{9}}{1}=5\end{array}\right.$

Vậy phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt $x_1=-1;x_2=5$

b) $x^2-4x+4=0$                     (2)

$(a=1;b=-4;b’=-2;c=4)$

Ta có: $\triangle’=b’^2-ac=(-2)^2-4=0$

Khi đó phương trình (2) có nghiệm kép

$x_1=x_2=-\frac{b’}{a}=\frac{2}{1}=2$

Vậy phương trình (2) có 1 nghiệm x = 2

c) $x^2-4x+2=0$                        (3)

$(a=1;b=-4;b’=-2;c=2)$

Ta có: $\triangle’=b’^2-ac=(-1)^2-2.1=-1<0$

Vậy phương trình (3) vô nghiệm

3. Các trường hợp đặc biệt

  • Nếu c = 0 thì (1) có dạng   $ax^2+bx=0\Leftrightarrow x(ax+b)=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{I}x=0\\x=-\frac{b}{a}\end{array}\right.$
  • Nếu b = 0 thì (1) có dạng   $ax^2+c=0\Leftrightarrow x^2=\frac{-c}{a}$                                  
\n

         - Nếu    $\frac{-c}{a}>0\Rightarrow x=\pm\sqrt{\frac{-c}{a}}$                                                                                 

         - Nếu     $\frac{-c}{a}<0$       thì phương trình vô nghiệm

Ví dụ: Giải phương trình sau

a) $x^2-4=0$

b) $2x^2-6x=0$

c) $x^2+1=0$

Giải:

a) $x^2-4=0\Leftrightarrow x^2=4\Leftrightarrow x=\pm2$

Vậy phương trình tập nghiệm $S=\left\{\pm2\right\}$