Tứ giác nội tiếp - Toán lớp 9

Hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn. Nắm được điều kiện cần và đủ để một tứ giác nội tiếp. sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và thực hành.

video bài giảng Tứ giác nội tiếp Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết - Tứ giác nội tiếp

1. Khái niệm tứ giác nội tiếp

Một tứ giác có 4 đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp)

Ví dụ: Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp

\n<title></title> \n<title></title>

2. Định lý

Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800

Ví dụ: Tứ giác ABCD nội tiếp thì $\widehat{BAD}+\widehat{BCD}=180^0$

3. Định lý đảo

Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 180 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

Ví dụ: Nếu $\widehat{BAD}+\widehat{BCD}=180^0$              thì tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.

4. Các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

Các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:

- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó

- Tứ giác có 4 đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định được). Điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc $ \alpha$

Ví dụ: Để chứng minh tứ giác DBHC là tứ giác, ta có thể chứng minh: 

C1: $\widehat{BDC}+\widehat{CHB}=180^0$      hoặc $\widehat{DBH}+\widehat{DCH}=180^0$

C2: $\widehat{KHC}=\widehat{BDC}$      hoặc $\widehat{KCH}=\widehat{DBC}$

C3: Bốn đỉnh D; B; H; C cùng cách đều 1 điểm. 

C4: $\widehat{DBC}=\widehat{DHC}$     (có 2 đỉnh cùng nhìn cạnh DC)

\n<title></title> \n<title></title>