Bài 6: Tụ điện - Vật lý lớp 11

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 6: Tụ điện

1. Tụ điện
1.1 Tụ điện là gì?
- Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

- Tụ điện dùng để chứa điện tích và được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện. Nó có nhiệm cụ tích và phóng điện trong mạch

- Tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng

1.2 Cách tích điện cho tụ điện
- Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.

- Vì hai bản của tụ điện rất gần nhau nên do có sự nhiễm điện do hưởng ứng, điện tích của hai bản bao giờ cũng có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu. Ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.

2. Điện dung của tụ điện
2.1 Định nghĩa
- Điện tích Q mà một tụ điện tích được tỉ lên thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó

$Q=CU$ hay $C=\frac{Q}{U}$

- Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

- Đơn vị của điện dung là Fara (F)

- Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích được điện tích 1 C

2.2 Các loại tụ điện
- Người ta lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm,..

- Người ta còn chế tạo ra tụ điện có điện dung thay đổi (tụ xoay)

2.3 Năng lượng của điện trường trong tụ điện
      - Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường.

$W=\frac{{{Q}^{2}}}{2C}$