Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang - Vật lý lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 32: Hiện tượng quang-phát quang

1. Hiện tượng quang-phát quang
1.1 Khái niệm về sự phát quang
- Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang-phát quang. Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.

- Một đặc điểm quang trọng của sự phát quang là nó còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời gian này dài hay ngắn khác nhau phụ thuộc vào chất phát quang

1.2 Huỳnh quang và lân quang
- Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự huỳnh quang

- Sự phát quang của chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự lân quang. Các chất rắn phát quang này gọi là chất lân quang

2. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang
- Từ nhiều thí nghiệm, người ta rút ra nhận xét: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: ${{\lambda }_{hq}}<{{\lambda }_{kt}}$