Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học - Vật lý 6

Luyenthi123.com cung cấp nội dung ôn tập kiến thức Vật lý 6, Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết tổng kết chương II: nhiệt học

Ôn tập

1. Khi tăng nhiệt độ, thể tích của các chất tăng lên, và thể tích của các chất giảm đi khi giảm nhiệt độ

2. Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

3. Một ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn: ví dụ vào mùa hè, khi nhiệt độ lên quá cao, các thanh ray đường sắt sẽ nở ra quá mức, khi bị găn trở không có không gian để dãn nở ra tiếp sẽ gây lực rất lớn có thể làm cong méo cả đường ray

4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng. Một số nhiệt kế thường dùng như nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu. Nhiệt kế y tế được dùng để đo thân nhiệt của người, nhiệt kế thủy ngân có thể được dùng để đo nhiệt độ của nước

5. Điền vào chỗ trống:

(1) sự nóng chảy

(2) sự bay hơi

(3) sự đông đặc

(4) sự ngưng tụ

6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy hoặc nhiệt độ đông đặc

7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không tăng nếu ta tiếp tục đun

8. Chất lỏng bay hơi ở một nhiệt độ xác định. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của một chất lỏng là nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng

9. Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, chất lỏng vẫn không tăng nhiệt độ. Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm là nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.