Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng - Vật lý 6

Luyenthi123.com cung cấp nội dung ôn tập kiến thức Vật lý 6, Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết khối lượng-đo khối lượng

1. Khối lượng. Đơn vị khối lượng

1.1 Khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng

- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật

1.2 Đơn vị khối lượng

- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg)

- Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện Đo lường quốc tế ở Pháp

- Các đơn vị khối lượng khác thường gặp

+ Gam (kí hiệu g) : 1kg=1000 g

+ miligam (kí hiệu mg): 1 g= 1000 mg

+ Hêctôgam ( còn gọi là lạng) : 1 lạng = 100 g

+ Tạ: 1 tạ= 100 kg

+ Tấn (kí hiệu t)  1 t= 1000 kg

2. Đo khối lượng

2.1 Tìm hiểu cân Rô-béc-van

- Người ta đo khối lượng bằng cân. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cân Rô-béc-van để đo khối lượng

- Cân Rô-béc-van gồm các bộ phận: đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân, ốc điều chỉnh, và con mã

2.2 Các dùng cân Rô-béc-van để cân một vật

- Thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chia cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia mọt số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thằng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân

2.3 Các loại cân khác

- Ngoài cân Rô-béc-van người ta còn dùng cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, và cân y tế để đo khối lượng.