Bài 11: Độ cao của âm - Vật lý 7

Luyenthi123.com cung cấp nội dung ôn tập kiến thức Vật lý 7, Bài 11: Độ cao của âm

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết độ cao của âm

1. Dao động nhanh, chậm. Tần số

- Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz

- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.

2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ

3. Vận dụng

- Một vật dao động phát ra tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz thì vật dao động với tần số 70Hz sẽ dao động nhanh hơn và vật dao động với tần số 50Hz sẽ phát ra âm thấp hơn

- Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra sẽ cao hơn và tần số lớn hơn, khi dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp hơn và tần số nhỏ hơn.

- Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng tù 20 Hz đến 20000Hz.

- Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm