Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Vật lý 7

Luyenthi123.com cung cấp nội dung ôn tập kiến thức Vật lý 7, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

1. Tác dụng từ

- Tính chất từ của nam châm

+ Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có hai từ cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất

- Khi đưa một kim nam châm lại gần đầu một thanh nam châm thẳng thì một trong hai cực của kim bị hút còn cực kia bị đẩy

- Nam châm điện

+ Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện

+ Nam châm điện có từ tính vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép

2. Tác dụng hóa học

- Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học

3. Tác dụng sinh lí

- Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể con người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở vì thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện

- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Tuy vậy trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.