Bài 16: Cơ năng - Vật Lý 8

Giúp học sinh củng cố kiến thức Bài 16: Cơ năng - Vật lý 8 qua bài tập trắc nghiệm.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết cơ năng

1. Cơ năng

- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng

- Vật có khả năng thực hiện công cơ học càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng cũng được đo bằng đơn vị jun

2. Thế năng

2.1 Thế năng trọng trường

- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.

- Thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất được gọi là thế năng trọng trường. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng trọng trường của vật bằng không

- Ta có thể không lấy mặt đất, mà lấy một ví trí khác làm mốc để tính độ cao. Vậy thế năng trọng trường phụ thuộc vào mốc tính độ cao

- Thế năng trọng trường của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn

2.2 Thế năng đàn hồi

- Cơ năng của lò xo trong trường hợp lò xo bị biến dạng được gọi là thế năng. Lò xo càng bị nén nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn. Vì thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi, nên được gọi là thế năng đàn hồi

3. Động năng

3.1 Khi nào vật có động năng?

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng

3.2 Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào?

- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn

- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó