Bài 28: Động cơ nhiệt - Vật Lý 8

Giúp học sinh củng cố kiến thức Bài 28: Động cơ nhiệt - Vật lý 8 qua bài tập trắc nghiệm.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết động cơ nhiệt

1.Động cơ nhiệt là gì?

- Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng

- Ví dụ các động cơ nhiệt đầu tiên là các máy hơi nước. Chúng có đặc điểm chung là nhiên liệu được đốt cháy ở bên ngoài xilanh của động cơ

- Hàng trăm năm sau khi máy hơi nước ra đời mới xuất hiện động cơ đốt trong, là động cơ nhiệt mà nhiên liệu được đốt cháy ngay bên trong xilanh

2. Động cơ bốn kì

\n<title></title> \n<title></title>

2.1 Cấu tạo

- Động cơ gồm xilanh, trong có pít-tông (3) chuyển động lên xuống được. Pít-tông được nối với trục bằng biên (4) và tay quay (5). Trên trục quay có gắn vô lăng (6). Phía trên xilanh có hai van (1) và (2) có thể tự động đóng, mở khi pít-tông chuyển động. Ở trên xilanh có bugi (7) dùng để bật tia lửa điện, đốt cháy nhiên liệu bên trong xilanh

2.2 Chuyển vận

- Kì thứ nhất: hút nhiên liệu. Pít-tông chuyển động xuống dưới. Van (1) mở, van (2) đóng, hỗn hợp nhiên liệu được hút vào xilanh. Cuối kì này xilanh đã chứa đầy hỗn hợp nhiên liệu và van (1) đóng lại

- Kì thứ hai: Nén nhiên liệu. Pít-tông chuyển động lên phía trên để nén hỗn hợp nhiên liệu trong xilanh

- Kì thứ ba: Đốt nhiên liệu. Khi pít-tông lên đến tận cùng thì bugi bật tia lửa điện tốt cháy hỗn hợp nhiên liệu kèm theo tiếng nổ và tỏa nhiệt. Các chất khí mới tạo thành dãn nở, sinh công đẩy pít-tông xuống dưới. Cuối kì này van (2) mở ra

- Kì thứ tư: Thoát khí. Pít-tông chuyển động lên phía trên, dồn hết khí trong xilanh ra ngoài qua van (2). Sau đó các kì của động cơ được lặp lại

- Trong bốn kì, chỉ có kì thứ ba là động cơ sinh công. Ở các kì khác, động cơ chuyển động nhờ đà của vô lăng

\n<title></title> \n<title></title>

3. Hiệu suất của động cơ nhiệt

        $H=\frac{A}{Q}$   trong đó A là công của động cơ thực hiện được, Q là nhiệt lượng tỏa ra của nhiên liệu.