Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học - Vật Lý 8

Giúp học sinh củng cố kiến thức Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học - Vật lý 8 qua bài tập trắc nghiệm.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: nhiệt học

1. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử và phân từ

2. Nguyên tử và phân tử của các chất chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất có khoảng cách

3. Nhiệt độ của vật càng lớn thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật tăng do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn khi nhiệt độ tăng dẫn đến động năng và nhiệt năng của vật tăng

5. Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là: thực nhiệt công và truyền nhiệt

- Ví dụ trường hợp làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng thực hiện công: cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên, ta nói cơ năng của tay đã thực hiện công chuyển cơ năng thành nhiệt năng của miếng đồng

- Ví dụ trường hợp truyền nhiệt: đun nóng ấm nước bằng bếp củi, nước và ấm nóng lên do nhận được nhiệt từ lửa từ củi bị đốt cháy

6. Chất rắn: cách truyền nhiệt chủ yếu là dẫn nhiệt

- Chất lỏng: cách truyền nhiệt chủ yếu là đối lưu

- Chất khí: cách truyền nhiệt chủ yếu là đối lưu và bức xạ nhiệt

- Chân không: cách truyền nhiệt chủ yếu là bức xạ nhiệt

7. Nhiệt lượng là phần năng lượng mà vật nhận thêm vào hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là jun vì nó cũng là một dạng năng lượng

8. Nhiệt dung riêng của nước là 42000 J/kg.K có nghĩa là cần một lượng nhiệt lượng bằng 4200J để làm nóng 1kg nước lên 1oC (1K).

9. Công thức tính nhiệt lượng

                    $Q=m.c.t$

 

trong đó:   Q là nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J

                 m là khối lượng của vật, tính ra kg

                 $t=t_{1}-t_{2}$ là độ tăng nhiệt độ, tính ra oC hoặc 0K

                 c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K

10. Nguyên lí truyền nhiệt: 

- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại

- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào

Trong đó nguyên lí thứ 3: nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào thể hiện sự bảo toàn năng lượng

11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu đó. 

- Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg nghĩa là khi đốt cháy 1kg than đá thì nhiệt lượng tỏa ra sẽ là 27. 106 J

12. Ví dụ về các hiện tượng sau:

- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác: tay ta ném một viên đá chuyển động thấp lên cao, cơ năng của tay ta chuyển thành cơ năng của viên đá

-  Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác: bỏ một viên bi sắt được nung nóng vào một chậu nước nguội, nhiệt năng từ viên bi sắt truyền sang cho nước, nước dần nóng lên và viên bi sắt dần nguội đi

- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: cọ xát hai tay vào nhau, tay nóng lên

- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: đun nóng một chai nước thủy tinh có miệng chai được bịt bằng nút nhựa, đến một thời gian nào đó khi nước trong chai sôi nóng lên, nút chai sẽ chuyển động từ từ lên trên và bắn ra ngoài

13. Hiệu suất của động cơ nhiệt

                 $H=\frac{A}{Q}$ với A là công do động cơ sinh ra , Q là nhiệt lượng mà động cơ đốt cháy nhiên liệu tỏa ra