Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp - Vật lý lớp 9

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết đoạn mạch nối tiếp

1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

1.1 Nhắc lại kiến thức ở lớp 7

- Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp

+ Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn

1.2 Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó

              $\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{R_{1}}{R_{2}}$

2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

2.1 Điện trở tương đương 

- Điện trở tương đương ($R_{tđ}$)của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2.2 Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

 - Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng cac điện trở thành phần:           $R_{tđ}=R_{1}+R_{2}$

- Các điện trử và bóng đèn dây tóc có thể được mắc nối tiếp nhau khi chúng chịu được cùng một cường độ dòng điện không vượt quá một giá trị xác định. Giá trị các định đó gọi là cường độ dòng điện định mức. Các dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi dòng điện chạy qua chúng có cường độ định mức