Bài 6: Đơn chất và hợp chất, phân tử - Hóa Học 8

Giúp học sinh luyện tập kiến thức hóa 8 qua các bài tập trắc nghiệm Bài 6: Đơn chất và hợp chất, phân tử

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Đơn chất và hợp chất - Phân tử.

1. Đơn chất:

- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

      Ví dụ: Sắt, đồng, nhôm, kẽm, oxi, hiđro...

- Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.

- Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.

2. Hợp chất:

- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

      Ví dụ: Nước, muối ăn, axit, hợp chất hữu cơ...

- Trong hợp chất các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.

3. Phân tử:

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

   Ví dụ:

       + Khí hiđro có hạt hợp thành đều gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.

       + Nước có hạt hợp thành gồm 2 H liên kết với 1 O.

       + Kim loại đồng nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử..

4. Phân tử khối.

- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.

     Ví dụ: Phân tử khối của oxi ($O_2$ ) là : $2 \times 16= 32$ đvC.

5. Trạng thái của chất.

Tùy vào điều kiện nhiệt độ và áp suất, một chất có thể tồn tại 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.

   + Ở trạng thái rắn các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.

   + Ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.

   + Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.