Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn - Sinh học 8

Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn cung cấp kiến thức về sự vận chuyển máu qua hệ mạch, huyết áp và vệ sinh hệ tuần hoàn.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

I. Vận chuyển máu trong hệ mạch

Máu được vận chuyển qua hệ mạch là do:

• Sức đẩy của tim khi tâm co tạo ra huyết áp và vận tốc máu

- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch

- Huyết áp gồm:

   + Huyết áp tối đa khi tâm thất co. (120mmHg)

   + Huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn. (80mmHg)

- Vận tốc máu: giảm dần từ động mạch, tĩnh mạch đến mao mạch.

* Sự hỗ trợ của hệ mạch đối với sức đẩy máu:

   + Ở động mạch: nhờ sự co dãn của động mạch

   + Ở tĩnh mạch, nhờ sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

   + Trong tĩnh mạch có có van một chiều hỗ trợ ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.

II. Vệ sinh tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch trách các tác nhân có hại

a. Tác nhân có hại

- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...

- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...

- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)•

- Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...

- Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

b. Biện pháp bảo vệ

- Thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức

- Ăn uống lành mạnh

2. Cần rèn luyện tim mạch

- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức

- Dưỡng khí, sinh công, xoa bóp ngoài da.