Bài 25: Thường biến - Sinh học 9

Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 25: Thường biến

1. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường

   Trong thực tiễn, người ta thường gặp hiện tượng cùng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong môi trường khác nhau

   Ví dụ:

                Kết quả hình ảnh cho thường biến

         Cây rau dừa nước:

         - Mọc trên bờ: thân đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ

         - Mọc ven bờ: thân và lá lớn hơn

         - Mọc trải trên mặt nước: thân có đường kính lớn hơn, rễ biến thành phao, lá to hơn

2. Mối quan hệ giữa gen, môi trường và kiểu hình

    - Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.

    - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

    - Tính trạng chất lượng phụ thuộc nhiều vào kiểu gen. Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.

     Ví dụ: + Tính trạng chất lượng: Lợn Ỉn Nam Định nuôi ở miền Bắc hay miền Nam thì đều có da màu loang đen bởi màu da do gen quy định.

                + Tính trạng số lượng: Lúa trồng trong điều kiện tốt nhất cho 8 tấn/ha/vụ so với lúa bình thường là 4 tấn/ha/vụ.

3. Mức phản ứng

   - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

    Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng 2n biến đổi có thể đạt năng suất tối đa 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất.

   - Mức phản ứng do kiểu gen quy định .