Ba điểm thẳng hàng - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Biết 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa, biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng...

video bài giảng Ba điểm thẳng hàng Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Ba điểm thẳng hàng

1.  Ba điểm thẳng hàng: 

   • Ba điểm thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng.

Ví dụ: 

\n<title></title> \n<title></title>  

3 điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng a nên ta nói ba điểm A, B, C thẳng hàng

   • Ba điểm không thẳng hàng khi chúng không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng thẳng nào. 

Ví dụ:

\n<title></title> \n<title></title>

3 điểm M, N và O không cùng thuộc đường thẳng m nên ta nói 3 điểm M, N, O không thẳng hàng

2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ: 

  \n<title></title> \n<title></title>

Với ba điểm A, O, B ta có thể nói:

   • Điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

   • Hai điểm A và O nằm cùng phía đối với điểm B, hai điểm B và O nằm cùng phía đối với điểm A.

   • Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm O.

3. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng

Phương pháp:

+ Ba điểm thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. (Ví dụ phía trên)

+ Ba điểm không thẳng hàng khi cả 3 điểm không cùng thuộc một đường thẳng nào. (Ví dụ phía trên)

Dạng 2: Xác định điểm nằm giữa, cùng phía, khác phía.

Dựa vào quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng: Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

(Ví dụ phía trên đã có)