Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm - Toán lớp 6

Học sinh hiểu được các khái niệm hỗn số, số thập phân, phần trăm

video bài giảng Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm

1. Hỗn số

Hỗn số là một số, gồm hai thành phần: phần nguyên và phần phân số. 

Lưu ý:

Phần phân số của hỗn số luôn nhỏ hơn 1. 

+ Nếu phân số dương lớn hơn 1, ta có thể viết nó dưới dạng hỗn số bằng cách: Chia tử cho mẫu, thương tìm được là phần nguyên của hỗn số, số dư là tử của phân số kèm theo, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.

 + Muốn viết một hỗn số dưới dạng một phân số, ta nhân phần nguyên với mẫu rồi cộng với tử, kết quả tìm được là tử số của phân số, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.

+ Đối với các hỗn số có dấu $“-“$ đằng trước thì ta chỉ cần đổi hỗn số dương theo quy tắc thông thường rôi viết thêm dấu $“-“$ đằng trước phân số tìm được , tuyệt đối không lấy phần số nguyên âm nhân với mẫu rồi cộng tử số.

+ Khi viết một phân số âm dưới dạng hỗn số, ta chỉ cần viêt số đối của nó dưới dạng hỗn số rồi đặt dấu $“-“$ trước kết quả nhận được.

Ví dụ:   $\dfrac{26}{3}=8\dfrac{2}{3};-2\dfrac{6}{7}=-\dfrac{20}{7} $

2. Số thập phân

- Số thập phân là một số gồm hai phần: phần nguyên viết bên trái dấu phẩy và phần thập phân viết bên phải dấu phẩy. 

- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10. 

Ví dụ: 

$\dfrac{21}{5}=4,2 $

3. Phần trăm

Những phân số có mẫu là 100 còn được viết dưới dạng phần trăm với kí hiệu %

Ví dụ: $\dfrac{1}{20}=\dfrac{5}{100}=0,05\,=5%. $

4. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Viết phân số dưới dạng hỗn số và ngược lại

Phương pháp:  Áp dụng quy tắc ở mục 1 (phía trên)

Dạng 2: Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số thập phân, phần trăm hoặc ngược lại
Phương pháp: 

+ Khi viết thành PS thập phân tức là các PS có MS là 10, 100, 1000,…

+ Khi viết một PS thành phần trăm ta chỉ cần lấy TS chia cho MS rồi nhân với 100 sau đó thêm kí hiệu %

+ Khi viết một số dạng % thành PS ta chỉ cần viết dưới dạng có MS là 100 rồi rút gọn

Dạng 3: Cộng, trừ hỗn số

+ Có thể đổi thành PS rồi thực hiện cộng trừ như cộng trừ PS

+ Ta cũng có thể cộng phần nguyên với nhau, cộng phần PS với nhau khi cả hai hỗn số đều dương. Nếu là phép trừ ta cũng có thể thực hiện tương tự rồi cộng hai kết quả lại với điều kiện số bị trừ lớn hơn số trừ, trường hợp phân số của số trừ lớn hơn PS của số bị trừ ta phải rút một đơn vị từ phần nguyên sang để thêm vào phần PS rồi trừ như trên)

Dạng 4: Nhân chia hỗn số

+ Có thể đổi thành PS rồi thực hiện như với PS

Dạng 5: Tính giá trị biểu thức số

Cần lưu ý về thứ tự thực hiện các phép tính

Dạng 6:  Các phép tính về số thập phân

Thực hiện theo quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Có thể viết số thập phân thành PS và ngược lại trong quá trình tính toán