Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ. Nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số

video bài giảng Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cũng cơ số Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

$a^n = \underbrace{a.a.a. \, ... \, . a}_{n \, \text{thừa}\, \text{số} \, a }$    ($n \neq 0$)

a là cơ số, n là số mũ

Cách đọc: Ta đọc cơ số trước rồi đọc đến số mũ.

Ví dụ:

$a . a = a^2$ đọc là a bình phương hay bình phương của a

$a . a . a = a^3$ đọc là a lập phương hay lập phương của a

$a . a . a . a = a^4$ đọc là a mũ 4

$a . a . a . a . a = a^5$ đọc là a mũ 5

$a^n$ đọc là a mũ n

* Chú ý:

$a^2$ đọc là a bình phương hay bình phương của a

$a^3$ đọc là a lập phương hay lập phương của a

Qui ước: $a^1 = a; \,\, a^0 = 1$

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

- Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

$a^n . a^m = a^{m + n} \,\,\, (a \neq 0)$

Ví dụ:

$2^8 . 2^2 = 2^{8 + 2} = 2^{10}$


Học Tin Học