Phép cộng và phép nhân - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. Học sinh biết vận dụng các tính chất vào tính nhẩm, tính nhanh.

video bài giảng Phép cộng và phép nhân Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Phép cộng và phép nhân

   1. Phép cộng và phép nhân

- Phép cộng

      a           +         b         =         c

(Số hạng)  + (Số hạng)   =   (Tổng)

  -  Phép nhân:

       m       .       n          =    p

(Thừa số) .  (Thừa số) =  (Tích)

* Lưu ý:

Trong một tích nếu các thừa số đều là chữ hoặc chỉ có một thừa số là số, các thừa số còn lại là chữ thì không cần viết dấu nhân giữa các thừa số.

Ví dụ:   8.a.b = 8ab hoặc a.b.c = abc

 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

    \n<title></title> \n<title></title>
Tính chất giao hoán:

    Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.

Ví dụ:  12 + 15 = 17 = 15 + 12

    Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.

Ví dụ:  45 . 20  = 900 = 20 . 45

Tính chất kết hợp:

    Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

Ví dụ:   

(95 + 120) + 80 

= 215 + 80

= 295

95 + (120 + 80)

= 95 + 200

= 295

Vậy (95 + 120) + 80  = 95 + (120 + 80)

    Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất  với tích của số thứ hai và số thứ ba.

Ví dụ:

(125 . 40) . 8 = 5000 . 8 = 40 000

125 . (40 . 8) = 125 . 320 = 40 000

Vậy (125 . 40) . 8 = 125 . (40 . 8)

- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

Ví dụ:

125 . (40 + 200) 

= 125 . 40 + 125 . 200

= 5 000 + 25 000

= 30 000