Phép trừ hai số nguyên - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Hiểu phép trừ trong Z. Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên

video bài giảng Phép trừ hai số nguyên Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Phép trừ hai số nguyên

1. Quy tắc

Muốn trừ số nguyên a  cho số nguyên b , ta cộng  a với số đối của b: a - b = a + (- b)

Ví dụ:

23 – 45 = 23 + (-45) = - (45 – 23) = -22

2. Các dạng toán thường gặp.

Dạng 1: Trừ hai số nguyên

Phương pháp:

Áp dụng công thức a - b = a + (-b)

Ví dụ: 3 - 5 = 3 + (-5) = -2

Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ các số nguyên

Phương pháp:

Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi áp dụng quy tắc cộng các số nguyên.

Ví dụ:

9 - 4 + 5 - 6 + 3 

= 9 + (-4) + 5 + (-6) + 3 

= (9 + 5 + 3) + ((-4) + (-6))

= 17 + (-10)

= 7

Dạng 3: Tìm một trong hai số hạng khi biết tổng hoặc hiệu và số bị trừ (hoặc số trừ).

Phương pháp:

Sử dụng mối quan hệ giữa các số hạng với tổng hoặc hiệu.

- Một số hạng bằng tổng trừ số hạng kia

Ví dụ:

(-5) + x = 9

          x = 9 - (-5)

          x = 9 + (-(-5))

          x = 9 + 5

          x = 14

- Số bị trừ bằng hiệu cộng số trừ

Ví dụ:

x - 15 = -13

x        = -13 + 15

x        = 2

- Số trừ bằng số bị trừ trừ hiệu

Ví dụ:

(-8) - x = (-5)

        x = (-8) - (-5)

        x = (-8) + (-(-5))

        x = (-8) + 5

        x = -3

Dạng 4: Tìm số dối của một số cho trước

Phương pháp:

Áp dụng: Số đối của a là (-a)

Ví dụ:

Số đối của -(-2)-(-(-2)) = -2

Dạng 5: Bài toán liên quan đến phép trừ số nguyên.

Phương pháp:

Căn cứ vào yêu cầu của đề bài suy luận để dẫn đến phép trừ hai số nguyên