Quy tắc dấu ngoặc - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Hiểu và biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc. Biết khái niệm tổng đại số.

video bài giảng Quy tắc dấu ngoặc Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Quy tắc dấu ngoặc

1. Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ - ”  đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “ - ” và dấu “ - ” thành dấu “+”.

               a - (b - c) = a - b + c

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. 

              a + (b - c) = a + b - c

Ví dụ: Tính nhanh biểu thức sau: 28 + [234 - (28 + 234)]

Ta có: 28 + [234 - (28 + 234)] = 28 + [234- 324 - 28] = 28 - 28 = 0

2. Tổng đại số 

Trong một tổng đại số, ta có thể:

- Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.

Chẳng hạn: a - b - c = -b + a - c = -b - c + a

- Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý nếu trước ngoặc là dấu “ - ”  thì phải đổi dấu tất cả số hạng trong ngoặc.

Chẳng hạn: a - b - c = a - (b + c) = (a - b) - c

Ví dụ:

289 - 160 - 89 = 289 - 89 - 160 = 200 - 160 = 40

283 - 65 - 35 = 283 - (65 + 35) = 283 - 100 = 183

3. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tổng đại số

Phương pháp:

Thay đổi vị trí số hạng và bỏ dấu ngoặc một cách thích hợp rồi tính.

Ví dụ: Tính 138 + (45 - 38) + 55

138 + (45 - 38) + 55

= 138 + 45 - 38 + 55

= (138 - 38) + (45 + 55)

= 100 + 100

= 200

Dạng 2: Áp dụng quy tắc dấu ngoặc để đơn giản biểu thức.

Phương pháp:

Bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính

Ví dụ: Đơn giản biểu thức a - (b - c) + c - a + (c - d) - b

a - (b - c) + c - a + (c - d) - b

= a - b + c + c - a + c - d - b

= (a - a) - (b + b) + (c + c + c) - d

= -2b + 3c - d


Học Tin Học