Tập hợp các số tự nhiên. Ghi số tự nhiên - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số. Hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Học sinh biết đọc và viết các số La Mã.

video bài giảng Tập hợp các số tự nhiên Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm

Lý thuyết: Tập hợp các số tự nhiên. Ghi số tự nhiên.

1. Tập hợp N và tập hợp N*

- Tập hợp các số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; ... kí hiệu là $\mathbb{N}$

$\mathbb{N}$ = {0; 1; 2; 3; 4; ...}

- Tập hợp N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0: $\mathbb{N^*} = \{1; \ 2; \ 3; \ ... \}$

- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn trên một vạch của tia số.

\n<title></title> \n<title></title>

2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

- Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. 

+ Khi a nhỏ hơn b thì ta viết a < b hoặc b > a

Ví dụ: 3 nhỏ hơn 5 ta viết là 3 < 5 hoặc 5 > 3

- Nếu a < b và b < c thì a < c

Ví dụ: 10 < 12 và 12 < 15 thì 10 < 15

- Nếu số a lớn hơn hoặc bằng b ta viết là $a \leq b$ hoặc $a \geq b$

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.

- Mỗi số tự nhiên có 1 số liền sau duy nhất và số liền sau của số a là a + 1.

Ví dụ: Cho số 3, số liền sau số 3 là số 4

- Mỗi số tự nhiên có một số liền trước duy nhất và số liền trước của số a là a - 1.

Ví dụ: Cho số 10, số liền trước số 10 là số 9

- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.

- Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử

3. Ghi số tự nhiên

3.1 Số và chữ số

- Có 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

- Với 10 chữ số trên ta viết được mọi số tự nhiên.

- Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba,… chữ số

Ví dụ:

9 là số có một chữ số

12 là số có hai chữ số

392 là số có ba chữ số

19 025 là số có năm chữ số.

Lưu ý: Khi viết các số tự nhiên có năm chữ số trở lên người ta thường tách riêng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc.

Ví dụ: 21 478 354

3.2 Hệ thập phân

Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó.

Ví dụ:

$\overline{abcd}$ = a . 1000 + b.100 + c . 10 + d với $a \neq 0$

$\overline{abcd}$ là số tự nhiên có 4 chữ số, a là chữ số hàng nghìn, b là chữ số hàng trăm, c là chữ số hàng chục, d là chữ số hàng đơn vị.

3.3 Hệ La Mã

Ngoài cách ghi số tự nhiên như trên ta còn sử dụng cách ghi số La Mã

Trong hệ La Mã, để ghi số tự nhiên người ta dùng 7 số sau:

 Chữ số   I    V     X     L    C   D   M
 Giá trị tương ứng trong hệ thập phân 1 5 10 50 100 500 1000

Ngoài ra ta còn có một số số đặc biệt như sau:

 Chữ số IV IX XL XC XD XM
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân 4 9 40 90 400 900

 


Học Tin Học