Thứ tự trong tập hợp các số nguyên - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Biết so sánh hai số nguyên, tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên

video bài giảng Thứ tự trong tập hợp các số nguyên Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b

-    Cho hai số nguyên $a, b \in \mathbb{Z}$

a < b:  Điểm a nằm bên trái điểm b trên trục số.

Ví dụ:

-3 < 5 vì điểm -3 nằm ở bên trái điểm 5 trên trục số

Nhận xét:

-    Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0

Ví dụ: +5 > 0

-    Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0

Ví dụ: -3 < 0

-    Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.

Ví dụ: -3 < +5

* Chú ý:

-    Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b

Ví dụ: -4 là số liền sau của -5

-    Ngược lại, số nguyên a là số liền trước của số nguyên b nếu a < b và không có số

nguyên nào nằm giữa a và b

Ví dụ: -5 là số liền trước của -4

2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên

- Giá trị tuyệt đối của số nguyên a, kí hiệu |a| là khoảng cách từ điểm a đến điểm gốc 0 trên trục số.

Ví dụ: 

 | 3 | = 3; | 5 | = 5; |-4| = 4

Nhận xét:

+ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

Ví dụ: |10| = 10; |18| = 18

+ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó (và là một số nguyên dương)

Ví dụ: 

|-3| = 3 vì 3 là số đối của -3

+ Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.

Ví dụ: (-3) > (-5) vì |-3| = 3, |-5| = 5

+ Hai số đối nhau có giá  trị tuyệt đối bằng nhau.

Ví dụ: |-3| = 3 = |3|