Tính chất của phép cộng các số nguyên - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối. Biết vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí. Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

video bài giảng Tính chất của phép cộng các số nguyên Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Tính chất của phép cộng các số nguyên

1.  Tính chất của phép cộng các số nguyên

* Tính chất giao hoán : Với mọi  $a, \, b \in Z: \, a + b = b + a$

* Tính chất kết hợp : Với mọi $a, \, b, \, c \in Z: \, (a + b) + c = a + (b + c)$

* Cộng với số 0: Với mọi $a \in Z: \, a + 0 = 0 + a = a$

* Cộng với số đối: Số đối của số nguyên a ký hiệu là - a

Lưu ý: Nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối của nhau.

Nếu a + b = 0  thì a = -b

2.    Ví dụ:

-    Giao hoán: 5+ (-4) = (-4) +5

-    Kết hợp: (13+5)+(-3)= [(13+(-3) ]+5

-    Cộng với số 0: 8 + 0 = 0 + 8 = 3

-    Cộng với số đối: 12 + ( - 12) = 0

-    Tính chất phân phối: 3. (5+ 6) = 3.5 + 3.6

3.  Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tổng nhiều số nguyên cho trước.

Phương pháp:

Tùy đặc điểm từng bài ta có thể giải theo các sau:

- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

- Cộng dần hai số một

- Cộng các số dương với nhau, công các số âm với nhau, cuối cùng cộng hai kết quả trên.

Dạng 2: Tính tổng tất cả các số nguyên thuộc một khoảng cho trước.

Phương pháp:

- Liệt kê tất cả các số nguyên trong khoảng cho trước.

- Tính tổng tất cả các số nguyên đó, chú ý nhóm từng cặp số đối nhau.

Dạng 3: Bài toán tìm x. Tính giá trị của biểu thức

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung của đề bài, phân tích để đưa bài toán tìm x (hoặc tính giá trị biểu thức) về việc cộng các số nguyên.

Chú ý:

Số hạng + Số hạng = Tổng => Số hạng chưa biết = Tổng - Số hạng đã biết

Số bị trừ - Số trừ = Hiệu => Số bị trừ = Hiệu + Số trừ; Số trừ = Số bị trừ - Hiệu
 


Học Tin Học