Biểu đồ. Số trung bình cộng - Toán lớp 7 - Sách kết nối tri thức

Dựa vào biểu đồ đã cho học sinh có thể nêu ra được nhận xét chung và lập được bảng tần số. Học sinh biết cách tính số trung bình cộng.

video bài giảng Biểu đồ. Số trung bình cộng Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyêt. Biểu đồ, số trung bình cộng

1. Biểu đồ đoạn thẳng

   + Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).

   + Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó (giá trị viết trước, tần số viết sau).

   + Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ.

Ví dụ:  Bảng “tần số”:

Số cân(x)    28    29   30 35  37
Tần số (n) 1   22 3 2

Từ bảng tần số ta dựng biểu đồ đoạn thẳng:

\n<title></title> \n<title></title>

3. Số trung bình cộng của dấu hiệu

Dựa vào bảng “tần số”, ta có thể tính số trung bình cộng của dấu hiệu (kí hiệu $\overline{X}$) như sau:

   + Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.

   + Cộng tất cả các tích vừa tính được.

   + Chia tổng đó cho số các giá trị (tức là tổng các tần số).

   + Công thức tính: $\overline{X}=\frac{x_{1}.n_1+x_2.n_2+...+x_k.n_k}{N}$

Trong đó:

   • x1, x2,...., xn là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.

   • n1, n2,...., nk là các tần số tương ứng.

   • N là số các giá trị

4. Ý nghĩa của số trung bình cộng

   + Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.

   + Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch rất lớn đối với nhau thì không nên lấy số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu đó.

+ Số trung bình cộng có thể không thuộc dãy giá trị của dấu hiệu.

5. Mốt của dấu hiệu

   + Mốt của dấu hiệu là giá trị tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là $M_0$.

   + Có những dấu hiệu có hai mốt hoặc nhiều hơn


Học Tin Học