video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 7 - Sách kết nối tri thức) Bài 17: Biểu đồ. Số trung bình cộng
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
biểu đồ đoạn thẳng
Chú ý
Số trung bình cộng của dấu hiệu
Ý nghĩa của số trung bình cộng
Mốt của dấu hiệu
Bài tập vận dụng
Tóm tắt bài học
1. Biểu đồ
Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng "tần số", người ta còn dùng biểu đồ cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu về "tần số".
Các loại biểu đồ thường gặp là: biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình quạt.
 
2. Tần suất
Tỉ số giữa tần số n của giá trị x_i với N là các phần tử điều tra được gọi là tần suất f của giá trị đó.
- Tần suất của giá trị x_i được tính theo công thức: \(f=\frac{n}{N}\)
N là số tất cả các giá trị.
n là tần số của giá trị \(x_i\).
f là tần suất của giá trị \(x_i\).
 
3. Số trung bình cộng của dấu hiệu
Số trung bình cộng của một dấu hiệu X, kí hiệu \(\overline{X}\) là số dùng làm đại diện cho một dấu hiệu khi phân tích hoặc so sánh nó với các biến lượng cùng loại.
 
4. Quy tắc tìm số trung bình cộng
Số trung bình cộng của một dấu hiệu được tính từ bảng tần số theo cách sau:
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
- Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
- Chia tổng đó cho các giá trị (tức tổng các tần số).
Ta có công thức:
\(\overline{X}=\frac{x_1n_1+x_2n_2+...+x_kn_k}{N}\)
Trong đó:
\(x_1;x_2;...;x_k\) là k các dấu hiệu khác nhau của dấu hiệu X.
\(n_1;n_2;...;n_k\)  là tần số tương ứng.
N là số  các giá trị.
X ̅ là số trung bình của dấu hiệu X.
 
5. Ý nghĩa
Số trung bình cộng thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
6. Mốt của dấu hiệu
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là M_o.
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước