Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tính chất ba đường trung trực của một tam giác - Toán lớp 7 - Sách kết nối tri thức

Học sinh nắm được kiến thức về tính chất đường trung trực của một đoạn thắng, tính chất ba đường trung trực của tam giác. Biết cách vận dụng các kiến thức đó trong toán học

video bài giảng Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tính chất ba đường trung trực của một tam giác Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tính chất ba đường trung trực của một tam giác

1. Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực

\n<title></title> \n<title></title>

Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

Ví dụ: M thuộc đường trung trực của đoạn AB => MA = MB

2. Định lý đảo

\n<title></title> \n<title></title>
Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Ví dụ: MA = MB ⇒ M thuộc đường trung trực của AB

Nhận xét: Từ hai định lý thuận và đảo, ta có: Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.


3. Đường trung trực của tam giác

• Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó.

Ví dụ: a là đường trung trực ứng với cạnh BC của tam giác ABC.

• Mỗi tam giác có ba đường trung trực.

Tính chất: Trong một tam giác cân, đường trug trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này.

\n<title></title> \n<title></title>

3. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Điểm O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC, ta có OA = OB = OC

\n<title></title> \n<title></title>

Chú ý: Vì giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC cách đều ba đỉnh của tam giác đó nên có một đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh A, B, C. Ta gọi đường tròn đó là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.


Học Tin Học