Ôn tập chương 4 - Đại số 8 - Toán lớp 8

Học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học trong chương: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, thứ tự và phép nhân, bất phương trình một ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải, phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối và cách giải.

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết ôn tập chương 4 đại số 8

1. Bất đẳng thức

Hệ thức dạng a < b (hay dạng a > b; a ≥ b; a ≤ b ) được gọi là bất đẳng thức a gọi là vế trái, b gọi là vế phải của bất đẳng thức.

2. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Tính chất: Cho ba số a,b và c, ta có

            Nếu a < b thì a + c < b + c.

            Nếu a ≤ b thì a + c ≤ b + c.

            Nếu a > b thì a + c > b + c.

            Nếu a ≥ b thì a + c ≥ b + c.

3. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương

a) Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số dương ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

b) Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c > 0, ta có:

          Nếu a < b thì ac < bc

          Nếu a ≤ b thì ac ≤ bc

          Nếu a > b thì ac > bc

          Nếu a ≥ b thì ac ≥ bc.

4. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm

a) Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được một bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho

b) Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c < 0, ta có:

                Nếu a < b thì ac > bc

                Nếu a ≤ b thì ac ≥ bc

                Nếu a > b thì ac < bc

                Nếu a ≥ b thì ac ≤ bc.

5. Bất phương trình một ẩn

Bất phương trình ẩn x là hệ thức $A( x ) > B( x ) $ hoặc $A( x ) < B( x ) $hoặc $A( x ) ≥ B( x )$ hoặc $A( x ) ≥ B( x )$.

Trong đó: $A( x )$ gọi là vế trái; $B( x )$ gọi là vế phải.

Nghiệm của bất phương trình là giá tri của ẩn thay vào bất phương trình ta được một khẳng định đúng.

6. Định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình dạng $ax + b < 0$ (hoặc $ax + b > 0, ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0$ ) trong đó a và b là hai số đã cho, $a ≠ 0$, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

7. Hai quy tắc biến đổi

a) Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.

b) Quy tắc nhân với một số.

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

8. Giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của số a, được kí hiệu là $| a |$, ta định nghĩa như sau:

                                           $| a |=\begin{cases}a & khi & a \geq 0\\-a & khi& a < 0\end{cases}$

2. Các dạng toán liên quan giá trị tuyệt đối

a) Phương pháp chung

Bước 1: Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối để loại bỏ dấu giá trị tuyệt đối

Bước 2: Giải các bất phương trình không có dấu giá trị tuyệt đối

Bước 3: Chọn nghiệm thích hợp trong từng trường hợp đang xét

Bước 4: Kết luận nghiệm

b) Một số dạng cơ bản

Dạng1$| A |=B\Leftrightarrow\begin{cases}A\geq0 & \\A=B& \end{cases}$hay $​​​​\begin{cases}A

                 hoặc $\Leftrightarrow\begin{cases}B\geq0 &\\A=B & \end{cases}$ hay $\begin{cases}B\geq0 &\\A=-B & \end{cases}$

Dạng 2:  $| A | = | B | ⇔ A = B$ hay $A = - B.$

Dạng3:  Phương trình có chứa nhiều dấu giá trị tuyệt đối

+ Xét dấu các biểu thức chứa ẩn nằm trong dấu GTTĐ.

+ Chia trục số thành nhiều khoảng sao cho trong mỗi khoảng, các biểu thức nói trên có dấu xác định.

+ Xét từng khoảng, khử các dấu GTTĐ, rồi giải PT tương ứng trong trường hợp đó.

+ Kết hợp các trường hợp đã xét, suy ra số nghiệm của PT đã cho.