Phương trình quy về phương trình bậc hai - Toán lớp 9

Học sinh thực hành tốt việc giải một số dạng phương trình quy về phương trình bậc hai: phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu thứ, một vài dạng phương trình bậc cao có thể đưa về phương trình tích hoặc giải được nhờ ẩn phụ

video bài giảng Phương trình quy về phương trình bậc hai Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết - Phương trình quy về phương trình bậc hai

1. Phương trình trùng phương

a. Định nghĩa

Phương trình trùng phương là phương trình có dạng $ax^4+bx^2+c=0\,\,\,(a\neq0)$

Ví dụ: $4x^4+3x^2-1=0$  là một phương trình trùng phương

b. Cách giải

Đặt $x^2=t\,\,\,(t\geq0)$. Khi đó ta được phương trình bậc hai ẩn t có dạng: $at^2+bt+c=0$

c. Ví dụ: Giải phương trình $3x^4-2x^2-1=0$           (1)

Giải: 

Đặt $x^2=t\,\,\,(t\geq0)$. Ta được một phương trình bậc hai ẩn t có dạng: $3t^2-2t-1=0$     (2)

(a = 3; b = - 2; c = - 1)

Nhận thấy a + b + c =3 + (- 2) + (- 1) = 0 nên phương trình (2) có hai nghiệm $t_1=1\,\,(TM);t_2=-\frac{1}{3}\,\,(L)$

Với t = 1, ta có $x^2=1\Leftrightarrow x=\pm1$

Vậy phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1=1;x_2=-1$

2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu

a. Cách giải

Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình

Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức

Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được

Bước 4: Trong các giá trị tìm được của ẩn, loại các giá trị không thỏa mãn ĐKXĐ, các trị trị thỏa mãn ĐKXĐ là nghiệm của phương trình đã cho

b. Ví dụ

Giải phương trình $\frac{x^2-3x+6}{x^2-9}=\frac{1}{x-3}$   (1)

ĐKXĐ: $x\neq\pm3$

$\frac{x^2-3x+6}{x^2-9}=\frac{1}{x-3}\\ \Leftrightarrow\frac{x^2-3x+6}{(x-3)(x+3)}=\frac{x+3}{(x-3)(x+3)}\\ \Rightarrow x^2-3x+6=x+3\\ \Leftrightarrow x^2-4x+3=0\,\,\,(2)$

Nhận thấy 1 + (-4) + 3 = 0 nên phương trình (2) có hai nghiệm $x_1=1(TM);x_2=3(L)$

Vậy phương trình (1) có nghiệm duy nhất x = 1

3. Phương trình tích

a. Cách giải

$A(x).B(x)=0\Leftrightarrow\left[\begin{array}{I}A(x)=0\\B(x)=0\end{array}\right.$

b. Ví dụ

Giải phương trình $x^3+3x^2+2x=0$

Giải: 

$x^3+3x^2+2x=0\\ \Leftrightarrow x(x^2+3x+2)=0\\ \Leftrightarrow \left[\begin{array}{I}x=0\,\,\,(1)\\x^2+3x+2=0\,\,\,(2)\end{array}\right.$

Giải phương trình (2)

Nhận thấy 1 - 3 + 2 = 0 nên phương trình (2) có hai nghiệm $x_1=-1;x_2=-2$

Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biệt $x_1=-1;x_2=-2;x_3=0$