video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 10) Bài 1: Mệnh đề - Phần 1
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Mệnh đề - Mệnh đề chứa biến
Phủ định của mệnh đề
Mệnh đề kéo theo
Tóm tắt bài học
I) MỆNH ĐỀ - MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
1. Mệnh đề
Định nghĩa: Mệnh đề là một câu khẳng định Đúng hoặc Sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Chú ý: 
• Câu không phải là câu khẳng định hoặc câu khẳng định mà không có tính đúng-sai đều không phải là mệnh đề.
• Tính đúng-sai có thể chưa xác định hoặc không biết nhưng chắc chắn hoặc đúng hoặc sai cũng là mệnh đề.
2. Mệnh đề chứa biến
Mệnh đề chứa biến là những câu chưa khẳng định được tính đúng sai. Nhưng với mỗi giá trị của biến sẽ cho ta một mệnh đề.
II. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ
Cho mệnh đề P . Mệnh đề “không phải P” gọi là mệnh đề phủ định của P . Ký hiệu là \(\overline{P}\)
Để phủ định một mệnh đề, ta thêm ( hoặc bớt ) từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó
Chú ý: Nếu P đúng thì \(\overline{P}\) sai, nếu P sai thì \(\overline{P}\)đúng.
Nhận xét:
Tính chất X thành tính chất không X và ngược lại.
Quan hệ = thành quan hệ ≠ và ngược lại.
Quan hệ > thành quan hệ ≤ và ngược lại.
Quan hệ ≥ thành quan hệ < và ngược lại.
Liên kết “và” thành liên kết “hoặc” và ngược lại.
III. MỆNH ĐỀ KÉO THEO
1. Mệnh đề kéo theo
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “nếu P thì Q” gọi là mệnh đề kéo theo. Ký hiệu là P ⇒ Q 
Chú ý:  Mệnh đề P ⇒ Q chỉ sai khi P đúng Q sai. Như vậy ta chỉ cần xét tính đúng sai của mệnh đề P ⇒ Q khi P đúng
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai
Thời lượng: 20 phút 55 giây
Bài học tiếp
Bài 1: Các định nghĩa
Thời lượng: 13 phút 21 giây