video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 10) Bài 4: Các phép toán tập hợp
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Giao của hai tập hợp
Hợp của hai tập hợp
Hiệu và phần bù của hai tập hợp
Tóm tắt bài học
I. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B được gọi là giao của A và B. Ký hiệu C = A ∩ B 
Vậy: A ∩ B = {x|x ∈ A;x ∈ B}.
\(x ∈ A ∩ B\) ⇔ \(\begin{cases} x ∈ A\\ x ∈ B\end{cases}\)
II. HỢP CỦA HAI TẬP HỢP
Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B
Kí hiệu: C=A∪B (phần gạch chéo trong hình). 
Vậy: A∪B={x|x∈A hoặc x∈B}.
\( x ∈ A ∪ B ⇔ \) \(\left[\begin{array}{l}{x \in A} \\ {x \in B}\end{array}\right.\)
III. HIỆU VÀ PHẦN BÙ CỦA HAI TẬP HỢP  
Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B.
Ký hiệu: C=A\B.
Vậy : A\B={x|x ∈ A;x ∉ B}.
\( x\) ∈ A\B⇔ \(\begin{cases} x ∈ A\\ x \notin B\end{cases}\)
Phần bù của hai tập hợp
Khi B ⊂ A thì A\B gọi là phần bù của B trong A
Kí hiệu:  \(C_AB\)
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai
Thời lượng: 20 phút 55 giây
Bài học tiếp
Bài 1: Các định nghĩa
Thời lượng: 13 phút 21 giây