video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 10) Bài 7: Hàm số
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Khái niệm hàm số
Sự biến thiên của hàm số
Hàm số chẵn, hàm số lẻ
Tóm tắt bài học
I. KHÁI NIỆM HÀM SỐ
1. Khái niệm hàm số
Cho một tập hợp khác rỗng D⊂R.
Hàm số f  xác định trên D là một quy tắc đặt tương ứng mỗi số x thuộc D với  một và chỉ một số, kí hiệu là f(x); số f(x) được gọi là giá trị của hàm số f tại x.
 x  được gọi là biến số (hay đối số) của hàm số f.
D được gọi là tập (hay miền) xác định của hàm số f.Để chỉ rõ kí hiệu biến số, hàm số f  còn được viết là y=f(x).
2. Tập xác định của hàm số
Tập xác định của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa
3. Đồ thị của hàm số
Cho hàm số y=f(x) xác định trên tập D. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp (G) các điểm có tọa độ (x;f(x)) với x∈D, gọi là đồ thị của hàm số f. Nói cách khác, M(x0; y0) ∈ (G)⇔x0 ∈ D và y0 = f(x0).
II. SỰ BIẾN THIÊN CỦA HÀM SỐ
Hàm số y=f(x) xác định trên K.
Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (hay tăng) trên K nếu ∀x1,x2 ∈ K và x1 < x2 ⇒ f(x1) < f(x2).
Hàm số y=f(x) gọi là nghịch biến (hay giảm) trên K nếu  ∀x1,x2 ∈ K  và  x1 < x2 ⇒ f(x1) >  f(x2).
III. HÀM SỐ CHẴN, HÀM SỐ LẼ
Cho hàm số y=f(x) có tập xác định D. Hàm số f được gọi là hàm số chẵn nếu với ∀x ∈ D thì -x ∈ D và  f(–x) = f(x). 
• Hàm số f được gọi là hàm số lẻ nếu với ∀x ∈ D thì -x ∈ D và  f(–x) = -f(x)
Chú ý: + Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
            + Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.


 
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai
Thời lượng: 20 phút 55 giây
Bài học tiếp
Bài 1: Các định nghĩa
Thời lượng: 13 phút 21 giây