video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 9) Bài 16: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (phần 1)
Tóm tắt bài học
1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn
Tổng quát:
Phương trình bậc nhất hai ẩn \(x\) và \(y\) là hệ thức dạng:  
                       \(ax + by = c\)       (1)
Trong đó:  \(a, b, c\) là các số đã biết (\(a ≠ 0\) hoặc \(b ≠ 0\))
Trong phương trình (1), nếu giá trị của vế trái tại 
 \(x = x_0\)  và \(y = y_0\)  bằng vế phải thì cặp số \((x_0;y_0)\) được  gọi là một nghiệm của phương trình (1).
Ta viết: Phương trình (1) có nghiệm là \((x; y) = (x_o; y_o )\).
Chú ý:  Trong mặt phẳng Oxy, mỗi nghiệm của phương trình (1) được biểu diễn bởi 1 điểm. Nghiệm \((x_o; y_o)\) được biểu diễn bởi điểm có tọa độ \((x_o; y_o)\).
2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
Tổng quát:
Phương trình bậc nhất hai ẩn \(ax + by = c\) luôn luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng \(ax + by = c\), kí hiệu là (d).
Nếu \(a ≠ 0\)\(b ≠ 0\) thì đường thẳng (d) chính là đồ thị của hàm số bậc nhất \(y = −\dfrac{a}{b}x + \dfrac{c}{d}\)
Nếu \(a ≠ 0\) và \(b = 0\) thì phương trình trở thành \(ax = c\) hay 
     \(x = \dfrac{c}{a}\) , và đường thẳng d song song hoặc trùng với trục tung.
Nếu \(a = 0\) và \(b ≠0\) thì phương trình trở thành \(by = c\) hay 
\(y= \dfrac{c}{b}\) , và đường thẳng d song song hoặc trùng với trục hoành.
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 15: Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất
Thời lượng: 43 phút 0 giây