Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn - Tiếp tuyến (phần 1)

video bài giảng icon play video

Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn - Tiếp tuyến (phần 2)

video bài giảng icon play video
Bấm vào đây để đăng ký mua thẻ VIP
Chỉ với 180.000đ / năm
được học không giới hạn tất cả các bài, tất cả các môn và các lớp
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 9) Bài 6: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn - Tiếp tuyến
Tóm tắt bài học
1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
- Đường thẳng và đường tròn cắt nhau.
- Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau. Khi đó đường thẳng được gọi là tiếp tuyến của đường tròn.
Định lí:
Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
- Đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
2. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn. 
Gọi d là khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng, R là bán kính đường tròn ta có:
- Nếu d < R thì đường thẳng a và đường tròn (O)  cắt nhau.
- Nếu d = R thì đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xúc nhau.
- Nếu d > R thì đường thẳng a và đường tròn (O)  không giao nhau.
3. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
- Nếu một đường thẳng và một đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
- Nếu khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến đường thẳng bằng bán kính của đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn
Định lí:
Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài học tiếp
Bài 7: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau
Thời lượng: 15 phút 23 giây