Quy đồng mẫu nhiều phân số. So sánh phân số - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Học sinh hiểu thế nào là quy đồng mẫu nhiều phân số, nắm được các bước quy đồng mẫu số. Có kĩ năng quy đồng mẫu các phân số. Học sinh hiểu và vận dụng được quy tắc so sánh hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu

video bài giảng Quy đồng mẫu nhiều phân số. So sánh phân số Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Quy đồng mẫu nhiều phân số

1. Quy đồng mẫu số:

a. Quy đồng mẫu số hai phân số

Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta làm như sau: 

Bước 1: Tìm một bội chung của hai mẫu số để làm mẫu chung (thường là BCNN)

Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (chia mẫu chung cho từng mẫu)

Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng

Ví dụ:

Quy đồng mẫu số hai phân số $\dfrac{-3}{-5};\dfrac{-5}{8} $

Giải:

Ta có 40 là bội chung của 5 và 8

$\dfrac{-3}{-5} =\dfrac{3}{5} = \dfrac{3.8}{5.8}=\dfrac{24}{40};\dfrac{(-5).5}{8.5}=\dfrac{-25}{40} $

b.  Các bước quy đồng mẫu số nhiều phân số với mẫu số dương

Muốn quy đồng nhiều phân số với mẫu số dương ta làm như sau:

Bước 1: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để là mẫu chung

Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu)

Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng

Ví dụ:

Quy đồng mẫu số của các phân số sau $\dfrac{-3}{5};\dfrac{2}{3};\dfrac{1}{2} $

Giải:

BCNN(2, 3, 5) = 30

Ta có: $\dfrac{(-3).6}{5.6}=\dfrac{-18}{30};\dfrac{2.10}{3.10}=\dfrac{20}{30};\dfrac{1.15}{2.15}=\dfrac{15}{30} $

2. So sánh phân số

a.    So sánh hai phân số cùng mẫu

Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ: $\dfrac{3}{5}>\dfrac{2}{5} $ vì 3 > 2

b.     So sánh hai phân số không cùng mẫu

Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ:

So Sánh $\dfrac{-3}{5};\dfrac{2}{3};\dfrac{1}{2} $

Ta có: $\dfrac{(-3).6}{5.6}=\dfrac{-18}{30};\dfrac{2.10}{3.10}=\dfrac{20}{30};\dfrac{1.15}{2.15}=\dfrac{15}{30}$

Vì: $\dfrac{20}{30}>\dfrac{15}{30}>\dfrac{-18}{30}\, \text{ nên} \, \dfrac{2}{3}>\dfrac{1}{2}>\dfrac{-3}{5}$

Nhận xét:

   + Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0, gọi là phân số dương

   + Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0, gọi là phân số âm.

Lưu ý:

Ta còn có cách so sánh phân số như sau:

-    Áp dụng tính chất: 

+ Trong hai phân số có cùng tử dương, với điều kiện mẫu số dương, phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn.

+Trong hai phân số có cùng tử âm, với điều kiện mẫu số dương, phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

-     Đưa về hai phân số cùng tử dương rồi so sánh mẫu (chỉ áp dụng đối với hai phân số cùng dương)

-    Chọn số thứ ba làm trung gian: Phân số trung gian thường có tử số là tử của phân số thứ nhất và mẫu số là mẫu của phân số thứ 2 hoặc ngược lại.
 


Học Tin Học