Ước và bội - Toán lớp 6 - Sách kết nối tri thức

Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kis hiệu tập hợp các ước các bội của một số. Biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc là bội của một số cho trước. Biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

video bài giảng Ước và bội Xem video bài giảng này ở đây!

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%
Bài tập 2
Trình độ dễ
Chưa làm
Bài tập 3
Trình độ trung bình
Chưa làm
Bài tập 4
Trình độ nâng cao
Chưa làm

Lý thuyết: Ước và Bội

1. Ước và bội

- Nếu có một số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b gọi là ước của a.

Kí hiệu:

Bội của a kí hiệu là B(a), ước của a kí hiệu là Ư(a)

Ví dụ:

24 chia hết cho 6 nên ta nói 24 là bội của 6, con 6 gọi là ước của 24

2. Các tìm ước và bội.

- Ta có thể tìm bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3,...

Ví dụ:

Để tìm bội của 4 ta lấy 4 nhân lần lượt với các số 0, 1, 2, 3, ...

Ta có: 4.0 = 0; 4.1 = 4; 4.2 = 8; 4.3 = 12; 4.4 = 16;...

Vậy B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; ...}

- Ta có thể tìm ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Ví dụ:

Để tìm ước của 9 ta lấy 9 chia cho lần lượt các số từ 1 đến 9

Ta có: 9 : 1 = 9; 9 không chia hết cho 2; 9 : 3 = 3; 9 không chia hết cho 4, 5, 6, 7, 8.

 9 : 9 = 1

Vậy Ư(9) = {1; 3; 9}

* Nhận xét:

- Số 1 là ước của mọi số tự nhiên khác 0.

- Một số là ước của chính nó.

- Số 0 là bội của mọi số tự nhiên.