video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 10) Bài 6: Giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 0 đến 180
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Định nghĩa
Tính chất
Giá trị lượng giác của các góc đặc biệt
Góc giữa hai vectơ
Tóm tắt bài học
GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC BẤT KỲ TỪ 0°ĐẾN 180°
I. ĐỊNH NGHĨA
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nửa đường tròn tâm O nằm phía trên trục hoành bán kính R=1 được gọi là nửa đường tròn đơn vị. 
Với mỗi góc α(0°≤α≤180°) ta xác định một điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho \(\widehat{XOM}\) = α và giả sử điểm M có tọa độ M(\(x_0;y_0 \)). Khi đó ta định nghĩa:
• \(sin⁡α=y_0 \)
• \(cos⁡α=x_0 \)
\(tanα=\frac{y_0}{x_0} (x_0≠0)\).
\(cotα=\frac{x_0}{y_0} (y_0≠0)\).
Các số sin⁡α, cos⁡α, tan⁡α, cot⁡α được gọi là các giá trị lượng giác của góc α.
* Chú ý:
1) Nếu α là góc tù thì cos⁡α < 0, tan⁡α < 0, cot⁡α < 0.
2) tan⁡α chỉ xác định khi α ≠ 90°.
3) cot⁡α chỉ xác định khi α ≠ 0° và α ≠ 180°.
II. TÍNH CHẤT 
sin⁡α=sin⁡(180° - α)
cos⁡α=-cos⁡(180° - α)
tan⁡α=-tan⁡(180° - α)
cot⁡α=-cot⁡(180° - α). 
III. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA CÁC GÓC ĐẶC BIỆT
CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG
+\( tan⁡α=\frac{sin⁡α}{cos⁡α}\)\(cot⁡α=\frac{cos⁡α}{sin⁡α}\) ;\( tan⁡α.cot⁡α = 1\)\(tan⁡α = \frac{1}{cot⁡α}\) .
+ -1 ≤ sin⁡α ≤ 1;-1 ≤ cos⁡α ≤ 1.
+ \(sin^2⁡α + cos^2⁡α = 1\)⇔ \(\begin{cases}sin⁡α=±\sqrt{1-cos^2⁡α} \\ cos⁡α=±\sqrt{1-sin^2⁡α} \end{cases}\)
\(\frac{1}{cos^2⁡α} = 1+tan^2⁡α\) ; \(\frac{1}{sin^2⁡α} =1+cot^2⁡α\)
+ Nếu α là góc tù thì cos⁡α < 0, tan⁡α < 0, cot⁡α < 0.
III. GÓC GIỮA HAI VECTƠ
Định nghĩa
Cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\) đều khác vectơ \(\overrightarrow{0}\). Từ một điểm O bất kì ta vẽ \(\overrightarrow{OA} = \overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{OB} = \overrightarrow{b}\). Góc \(\widehat{AOB}\) được gọi là góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\). Kí hiệu là \((\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b})\).
 Nếu \((\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b})\) = 90° thì ta nói rằng \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\) vuông góc với nhau, kí hiệu \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\) hoặc \(\overrightarrow{b}\)\(\overrightarrow{a}\)
Chú ý. Từ định nghĩa ta có \((\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}) = (\overrightarrow{b}, \overrightarrow{a})\)
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 24: Công thức lượng giác
Thời lượng: 20 phút 12 giây
Bài học tiếp
Bài 7: Tích vô hướng của hai vectơ
Thời lượng: 18 phút 11 giây